Những điều “không” khi ăn cá

Việt Chinh (Tổng hợp)
Nếu ăn cá đúng cách, nó có thể trở thành thực phẩm siêu tốt cho sức khỏe mỗi người. Bạn đang ăn cá đúng hay sai? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cá là một trong những thực phẩm thường thấy trong cuộc sống của mỗi gia đình. Trong cá có các dưỡng chất quan trọng, tốt cho cơ thể không kém gì các loại thịt khác nhưng điểm khác biệt là nó lại giàu chất béo có lợi thay vì giàu cholesterol như thịt bò, thịt lợn,... Vì vậy, cá luôn là thực phẩm được khuyên dùng nhiều hơn so với các loại thịt đỏ. Ăn cá thường xuyên rất tốt cho não, làn da, hạn chế tình trạng thừa cân và máu nhiễm mỡ, ngăn chặn chứng Alzheimer, mất trí nhớ do tuổi tác, giúp xương và đôi mắt khỏe mạnh.

Thế nhưng, không phải ai trong chúng ta cũng đang ăn cá đúng cách. Vậy ăn cá thế nào để tránh hại, thu lợi về cho cơ thể?

Nói không với cá sống

Nhiều người có sở thích ăn gỏi cá, sushi cá sống nhưng đó là điều không nên để bảo vệ sức khỏe. Cá ăn khá tạp nên dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Vậy nên, nếu bạn không nấu chín cá khi ăn thì dễ nhiễm các độc tố đó. Lâu ngày, độc tố tích tụ gây nên các bệnh về tim mạch, suy gan, thận và bệnh về đường tiêu hóa.

Ngoài ra, người thường ăn cá sống có nguy cơ nhiễm sán lá gan, các loại ký sinh trung do môi trường nước bị ô nhiễm. Ký sinh trùng có thể cư trú trong ruột nhiều năm và sinh trưởng dài tới 1 - 2 mét.

Không nên hoặc hạn chế ăn gỏi cá, sushi

Không ăn cá khi dùng thuốc ho

Những người ho lâu ngày và đang điều trị thì không nên ăn cá vì sẽ dễ gây dị ứng và làm tình trạng xấu thêm. Trong cá biển có nhiều histamine, chất này nếu được nạp vào cơ thể người quá nhiều sẽ gây hiện tượng dị ứng không có lợi cho sức khỏe.

Ai đang sử dụng kháng sinh liều cao cũng không nên ăn cá vì có thể gây ra tác dụng phụ.

Không ăn cá khi đói

Lý do là vì khi bụng rỗng mà ăn cá sẽ làm tăng lượng purine chuyển hóa thành dạng axit uric - một loại axit làm tổn thương mô gây nên bệnh gút.

Với người mắc bệnh gút, vốn dĩ không nên nạp nhiều các thực phẩm giàu đạm. Đặc biệt, khi đói nên hạn chế ăn cá để tráng tình trạng thêm trầm trọng.

Không ăn mật cá và ruột cá

Ruột cá là bộ phận chứa nhiều chất bẩn nhất với những vi sinh vật hay ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun, giun xoắn,... Vậy nên, nếu ruột cá chưa được sơ chế và chế biến thật đảm bảo vệ sinh thì bạn không nên ăn. Nếu muốn ăn, cần phải rửa nhiều lần với muối, nấu thật chín để tránh mắc bệnh ký sinh trùng.

Mật cá cung cấp các men, enzim nhưng cũng chứa nhiều độc tố như tetrodotoxin tác động lên hệ thần kinh gây ra tình trạng mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Thậm chí, ăn mật cá có thể khiến bạn bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp và có thể tử vong. Khi sơ hế, bạn cũng nên lưu ý, tránh làm vỡ mật cá và nhất là tránh để dịch mật cá bắn vào mắt.

Nên nấu chín cá hoàn toàn khi ăn

Không nên ăn đầu cá

Bạn nghĩ rằng “ăn gì bổ nấy” nhưng sự thật là bạn có thể bị ngộ độc vì ăn đầu cá. Lý do là vì não cá, đặc biệt là với cá đã được nuôi lâu thì chứa hàm lượng kim loại nặng cao. Các bộ phận của cá có hàm lượng thủy ngân cao theo thứ tự nhiều nhất là ở đầu cá, tiếp theo là da cá, thịt cá, trứng cá.

Hạn chế ăn đầu cá vì bạn có thể bị ngộ độc kim loại

Không nấu ngay cá tươi

Chúng ta thường cho rằng thực phẩm càng tươi sống thì càng tốt và ngon nên thường sẽ cố gắng chế biến ngay con cá khi còn tươi nhất hoặc nấu ngay khúc cá tươi mới được mua về. Sự thật là trong cá có những độc tố nhất định và khi vừa sơ chế cá xong thì chất độc vẫn còn sót lại. Vậy nên, nếu mua cá còn sống về thì nên thả trong chậu nước lã sạch 1 - 2 ngày rồi mới nấu. Còn nếu mua cá đã làm sẵn, cắt khúc rồi thì nên ngâm trong nước sạch khoảng một tiếng đồng hồ để loại bỏ độc tố còn sót lại.

Người không nên ăn cá

Những người đang có hoặc đã có tiền sử bệnh gút, dị ứng thì nên thận trọng khi ăn cá. Người bị rối loạn, suy giảm chức năng gan, thận mức độ nặng cũng không nên ăn cá vì trong cá giàu protein.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những điều “không” khi ăn cá tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

10 xu hướng chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe năm 2024

Theo các chuyên gia y tế, các lành mạnh được đưa lên hàng đầu trong năm 2024 và tương lai, nhằm tránh nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính. Chế độ ăn uống tác động rất lớn đến hoạt động hằng ngày, mức năng lượng, thậm chí cả tâm trạng và sức khỏe tâm thần.

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.