Những giải pháp ngăn tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất

Ngọc Nguyễn
Dù nguy cơ tiểu hành tinh có khả năng phá hủy cả thành phố đâm vào Trái Đất trong chưa đầy 8 năm tới chỉ là 3,1%, các chuyên gia khẳng định nhân loại hoàn toàn có thể tự vệ. Nhiều giải pháp đã được đề xuất, từ phóng tàu vũ trụ, sử dụng tàu kéo, chùm ion, laser cho đến bom hạt nhân.

Giải pháp ngăn tiểu hành tinh va chạm Trái Đất

Theo NASA, một tiểu hành tinh phát hiện gần đây có khả năng va chạm với Trái Đất vào ngày 22/12/2032, với xác suất 3,1% — mức nguy cơ cao nhất từng được ghi nhận trong các dự báo hiện đại. Tuy nhiên, Richard Moissl, Trưởng phòng Phòng thủ hành tinh thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), cho biết nhân loại có nhiều cách để chuyển hướng hoặc phá hủy tiểu hành tinh như 2024 YR4.

1. Phóng tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh

Đây là chiến thuật duy nhất từng được thử nghiệm thành công. Năm 2022, NASA đã thực hiện Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) bằng cách cho tàu vũ trụ đâm vào Dimorphos, tiểu hành tinh rộng 160 m, và đã thay đổi thành công quỹ đạo của nó.

Bruce Betts, Giám đốc khoa học tại Planetary Society, nhận định: "Chúng ta có thể phóng nhiều tàu vũ trụ để quan sát hiệu quả chuyển hướng." Tuy nhiên, Moissl cảnh báo nếu va chạm quá mạnh, các mảnh vỡ từ tiểu hành tinh có thể lao về phía Trái Đất, gây hậu quả nghiêm trọng nếu thay đổi khu vực va chạm từ Paris sang Moskva.

2. Sử dụng tàu kéo, chùm ion và sơn

Một ý tưởng khác là tàu kéo hấp dẫn, sử dụng lực hấp dẫn của tàu vũ trụ lớn để dần thay đổi quỹ đạo tiểu hành tinh mà không cần va chạm trực tiếp.

Giải pháp tương tự là phóng tàu vũ trụ được trang bị động cơ đẩy phát ra chùm ion đều đặn, khiến tiểu hành tinh chệch hướng. Ngoài ra, việc phun sơn trắng lên một mặt tiểu hành tinh để tăng độ phản xạ ánh sáng Mặt Trời, từ đó chậm rãi thay đổi đường bay, cũng được xem là khả thi.

3. Dùng bom hạt nhân

Giải pháp cực đoan hơn là sử dụng bom hạt nhân. Thay vì đặt bom sâu bên trong tiểu hành tinh như trong phim Armageddon (1998), các nhà khoa học đề xuất kích nổ bom gần bề mặt. Thí nghiệm cho thấy tia X từ vụ nổ có thể làm bốc hơi bề mặt tiểu hành tinh, đẩy nó lệch hướng.

Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề đạo đức, chính trị và pháp lý khi sử dụng vũ khí hạt nhân trong không gian, nguy cơ mảnh vỡ không kiểm soát vẫn là thách thức lớn.

4. Laser

Một số chuyên gia đề xuất sử dụng chùm laser từ tàu vũ trụ để làm bốc hơi một phần bề mặt tiểu hành tinh, từ đó tạo ra lực đẩy. Dù thử nghiệm cho thấy phương pháp này khả thi, nhưng chưa được xem là giải pháp ưu tiên.

5. Sơ tán

Moissl khẳng định việc chuyển hướng tiểu hành tinh là khả thi nhưng phụ thuộc vào tốc độ tiếp cận. Nếu tất cả các biện pháp phòng thủ thất bại, giải pháp cuối cùng sẽ là dự đoán khu vực va chạm và sơ tán dân cư để hạn chế thiệt hại.

Dù vậy, các chuyên gia vẫn lạc quan khi cho rằng có tới 97% khả năng tiểu hành tinh 2024 YR4 sẽ không đâm vào Trái Đất.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những giải pháp ngăn tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Cửa Bắc - Cổng thành in ký ức

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm vừa mang dấu ấn lịch sử vừa sở hữu vẻ đẹp cổ kính để khám phá thì Cửa Bắc ở Hà Nội chính là một lựa chọn không thể bỏ qua đâu nhé!

Sân chơi vui mê tơi

Nếu bạn từng mơ ước một lần được hóa thân thành Thánh Gióng, cưỡi ngựa sắt, vung roi thần trừ giặc thì sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Vườn Giám thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội) là điểm đến không thể bỏ qua trong mùa Hè này đấy!

Khám phá Thảo Cầm Viên

Nằm giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh, Thảo Cầm Viên là một khu vui chơi với nhiều trò chơi thú vị, đồng thời cũng là “ngôi nhà chung” của hàng ngàn loài động vật quý hiếm. Tớ mong được khám phá nơi này từ lâu lắm rồi, vì thế nhân dịp nhóc em họ từ quê ra chơi, tớ liền xin mẹ cho đi Thảo Cầm Viên và thật sung sướng vì mẹ đã gật đầu cái rụp.

"Hóa thạch sống" của Trái Đất

Nhà tự nhiên học Charles Darwin là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ "hóa thạch sống" vào năm 1859. Đây là thuật ngữ chỉ những loài gần như không tiến hóa trong hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu năm và có vẻ ngoài giống hệt tổ tiên của chúng.

"Viên ngọc đỏ" của tháng Ba

Khi hoa gạo nở là những đợt lạnh cuối cùng sắp đi qua, cái lạnh thưa thớt dần và chuẩn bị chuyển tiếp sang mùa hè. Ca dao từ xưa đã coi hoa gạo như một tín hiệu dự báo thời tiết. Ở thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) có một cây gạo cổ thụ mỗi khi nở hoa là đỏ rực rỡ cả một góc trời.

Bất ngờ với những trái tim "kỳ quặc"

Thế giới động vật có rất trái tim “kì quặc” nhiều điều kỳ thú. Chỉ riêng câu chuyện xung quanh trái tim của các loài động vật thôi cũng đủ khiến bạn “Mắt chữ A, mồm chữ O” luôn đó.