Những món ăn "ấm lòng" Sài Gòn ngày lạnh

Thúy Quỳnh
Thời tiết Sài Gòn chuyển lạnh khiến rất nhiều bạn thắc mắc không biết nên ăn gì khi trời chuyển lạnh. Hãy cùng điểm qua những món ăn ngây ngất lòng người khi thời tiết chuyển lạnh ngay dưới đây nhé!

Với người dân Sài Gòn đã quen với cái nắng nóng quanh năm, những ngày bỗng nhiên trở lạnh như thế này quả thật rất hiếm hoi. Mà thời tiết thế này còn gì thích hơn là được ngồi xì xụp những món nóng hổi dưới đây, không ăn ngay thì sẽ rất có lỗi với thời tiết đấy!

Bánh tráng nướng

Bánh tráng nướng rất dễ làm người ta xao xuyến bởi chỉ đi ngang qua thôi cũng thấy nức mũi với mùi thơm từ trứng và thịt băm được nướng trên than hồng. Mà đặc biệt hơn, trong những ngày Sài Gòn bỗng nhiên trở lạnh thế này, còn gì thích hợp hơn một chiếc bánh tráng nướng nóng bỏng tay nhỉ?

Nguyên liệu làm bánh tráng nướng thì đơn giản lắm, chỉ có một chiếc bánh tráng mỏng, cho thịt băm, tôm và mỡ hành lên trên, nướng tới khi vừa chín thì đập thêm vài quả trứng cút vào. Có thế thôi nhưng khi mùi thơm của thịt, mỡ hành và trứng hoà quyện, lại được nướng nóng hổi thì quả thật là không thể cưỡng lại được.

Xôi cay

Thật ra, ở Sài Gòn người ta ăn xôi quanh năm. Thế nhưng, để mà nói thì ăn các loại đồ nếp vào những ngày trời mát mẻ, nhất là trời lạnh mới là ngon nhất, nhất là xôi cay.

Mỗi phần xôi cay gồm có xôi nóng hổi, thêm pate, mỡ hành, rưới 1 thìa sa tế rồi thêm mấy miếng chả, phủ chà bông và hành lên trên cùng. Vẫn là xôi mặn thông thường, nhưng khi có thêm nước sốt sa tế với độ cay đặc trưng, món xôi cay trở nên lạ miệng hơn nhiều.

Súp cua

Súp cua vốn rất được yêu thích tại Sài Gòn, nhưng nếu ngày thường được yêu thích một thì những ngày lành lạnh thế này sẽ được yêu thích gấp ba, bốn lần. Hãy thử tưởng tượng, trời lạnh mà được cầm chén súp cua nóng hổi, sóng sánh thịt cua, thịt gà xé nhỏ, nấm thái mỏng..., thêm chút hành ngò, hạt tiêu nữa thì còn gì thích bằng.

Súp cua ở Sài Gòn thường được bán trong bát nhỏ hoặc múc vào ly. Mỗi bát súp chỉ khoảng 20k, vừa có chất lại vừa có lượng. Thời tiết Sài Gòn những ngày này, hãy gọi ngay lũ bạn đi ăn súp cua kẻo có lỗi với thời tiết nhé.

Phá lấu

Phá lấu vốn là món ăn quen thuộc của rất nhiều thế hệ người dân nói chung và học sinh, sinh viên Sài Gòn nói riêng. Phá lấu thật ra chỉ là phần nội tạng động vật được tẩm ướp, nấu cùng nhiều gia vị như ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi...

Quả thật, phá lấu ngon nhất là ăn khi nóng hổi, múc ra bát khi còn đang sôi ùng ục. Mà trời càng lạnh thì đương nhiên ăn sẽ càng ngon rồi.

Chè chuối nướng

Vẫn luôn nhớ về những khoảnh khắc trời mưa tầm tã, ngồi bên vỉa hè ăn những cái chuối nướng, chuối chiên, khoai lang chiên...lâu lâu thì hơ tay vào bếp than cạnh bên mà xoa mà thổi. Tuổi thơ của bạn đã từng thử qua cảm giác ấy chưa?

Nem nướng

Người Việt mình thì cực kì là thích ăn những món cuốn cuốn lại để ăn như: phở cuốn, bánh tráng cuốn...cái gì cuốn được thì sẽ cuốn lại và chấm với nước chấm để ăn. Mách bạn món nem nướng này nên ăn vào mùa mưa. Các vị chua, cay, mặn, ngọt...hòa quyện với nhau rất ngon đấy nhé!

Xiên que nướng

Món này thì không cần phải giới thiệu nhiều nè, ai mà chưa từng ăn qua thì quả là một thiếu sót, sai quá sai.

Minh Phương (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những món ăn "ấm lòng" Sài Gòn ngày lạnh tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...

Tới Phú Thọ nhớ ăn bún cọ

Phú Thọ là vùng đất của “rừng cọ, đồi chè”. Đời sống của người dân nơi đây gắn bó với cây cọ bao đời nay. Lá cọ được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành; thân cọ làm ván sàn, cột nhà; còn quả cọ là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn. Để tớ kể các bạn nghe...