Phải làm gì khi gặp chấn thương ở tay chân để tránh biến chứng, giúp quá trình phục hồi được thuận lợi?

Hồng Minh
Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống hằng ngày, chúng mình cần hết sức cẩn thận để tránh những chấn thương không đáng có.

Tối ngày 23/3, sau cú va chạm với tiền vệ Hoàng Thịnh trong trận đấu trên SVĐ Thống Nhất, tiền vệ Hùng Dũng đã gặp chấn thương nghiêm trọng. Theo kết luận từ đội ngũ y tế, Hùng Dũng bị 1/3 dưới xương cẳng chân phải. Anh gần như chắc chắn phải nghỉ thi đấu khoảng một năm.

Tiền vệ gặp chấn thương chân nghiêm trọng trong quá trình thi đấu.

Gãy xương thường xảy ra trong trường hợp có một áp lực lớn tác động vào xương, nhiều hơn so với sức tải của nó. 

Không chỉ các cầu thủ bóng đá, lứa tuổi hiếu động như hội tuổi teen chúng mình cũng có thể gặp chấn thương ở tay hoặc chân. Trường hợp này xảy ra khi chúng ta đang chơi thể thao, nô đùa cũng các bạn hay do tai nạn xe cộ chẳng hạn.

Dấu hiệu để nhận biết gãy xương là khi chúng mình không thể cử động được tay hoặc chân, rất đau khi cố gắng cử động, có triệu chứng đau nhói khi ấn ngón tay vào chỗ gãy; tay hay chân biến dạng bất thường, sưng to, ngắn hơn tay hoặc chân bình thường.

Khi đó, bạn cần giữ bình tĩnh, gọi sự hỗ trợ từ bố mẹ hoặc những người xung quanh. Sau đó xem chấn thương có gây chảy máu ra ngoài không. Nếu có, nên xử trí như vết thương chảy máu. Nếu không thấy chảy máu ra ngoài nhưng bị mệt lả, chỗ gãy sưng to, da xanh tái; mạch nhanh, nhỏ, khó bắt do huyết áp động mạch thấp là dấu hiệu nạn nhân có thể bị chảy máu ở bên trong. Phải đặt người bệnh nằm đầu thấp, chân kê cao lên, cho uống nước chè nóng pha đường; nếu không có chuyển biến phải mời ngay cán bộ y tế đến để xử trí.

Trường hợp bị gãy chân, có thể băng chặt hai chân lại với nhau.

Trường hợp bị gãy chân, có thể dùng cuốn băng để băng chặt hai chân lại với nhau. Trường hợp gãy cẳng tay, sau khi đã cố định có thể dùng một miếng vải rộng hay khăn choàng quàng vào vai để treo tay bị gãy lên.

Sau khi được sơ cứu và cố định tạm thời, bạn cần được chuyển đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. 
Trong trường hợp xương gãy trong da, các bác sỹ sẽ dùng nẹp giúp đưa xương trở lại vị trí ban đầu và cố định nẹp để chờ xương tự lành. Tuy nhiên trường hợp quá nặng, các bác sĩ vẫn phải mổ để dùng vít y tế hay tấm nẹp để cố định các phần bị gãy.

Nếu không cần phẫu thuật, bạn có thể bó bột chân hoặc tay bị gãy và sử dụng nạng để di chuyển hoặc bốt đi bộ. Khi xương đã lành, bạn có thể tập nâng chân, kéo căng xương và cải thiện chức năng các khớp bị yếu với sự trợ giúp của bác sĩ vật lý trị liệu.

Khi bị gãy xương, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị theo bác sĩ, các bạn cần áp dụng một chế độ ăn khoa học, bổ sung các chất cần thiết sẽ giúp xương gãy nhanh liền hơn nhé.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Biết cách bày tỏ “lòng biết ơn”

5 rưỡi chiều, hai chị em tớ vừa đi học về đến đầu ngõ thì bỗng một chiếc xe từ trong lao ra mà không quan sát. Tí bị ngã nhào xuống đất. Bác Lan hàng xóm thấy vậy chạy ra đỡ chị em tớ rồi phủi quần áo cho Tí. Cậu nhóc vừa mệt vừa đói giờ suýt bị tông xe nên tức tối mang khuôn mặt cau có chạy thẳng về nhà, không thèm ngoái lại. Tớ vội vàng cảm ơn bác Lan rồi về.

"Chìa khóa giải mã" học trò

Việc “giải mã” sức khỏe tâm lý lứa tuổi tiểu học sẽ giúp chúng mình tìm ra “chìa khóa” để phát triển bản thân toàn diện, học tập tốt, xây dựng thành công mối quan hệ với gia đình, bạn bè và thầy cô. Hãy cùng khám phá những điều thú vị về sức khỏe tâm lý học trò qua chuyên mục mới này nhé!