Phát hiện dấu hiệu sự sống tiềm năng ở "hành tinh đại dương"

PV
Các nhà khoa học Mỹ tin rằng methyl halide là thứ mà các kính viễn vọng nên nhắm đến khi săn tìm sự sống ở các hành tinh Hycean.

Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters, dấu hiệu sự sống tiềm năng mà kính viễn vọng không gian James Webb nên nhắm đến khi khảo sát các hành tinh Hycean chính là methyl halide.

Methyl halide là một nhóm hợp chất cũng tồn tại ở Trái Đất, do một số vi khuẩn và tảo biển tạo ra. Vì vậy, nó cũng có thể là dấu hiệu tiềm năng của sự sống ở các thế giới ngoài hành tinh có nhiều nước.

Dạng thế giới đó chính là Hycean, các "hành tinh đại dương".

Quang cảnh trên một hành tinh đại dương Hycean với biển nước mênh mông và "mặt trời" đỏ - Ảnh đồ họa: Amanda Smith/Nikku Madhusudhan
Quang cảnh trên một hành tinh đại dương Hycean với biển nước mênh mông và "mặt trời" đỏ - Ảnh đồ họa: Amanda Smith/Nikku Madhusudhan

Hycean ghép từ chữ hydrogen (hydro) và ocean (đại dương) trong tiếng Anh, là loại hành tinh giả thuyết có nhiều nước hơn cả Trái Đất, với một siêu đại dương chứa nước lỏng ẩn dưới bầu khí quyển giàu hydro.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra loại hành tinh này có thể tồn tại khá phổ biến trong vũ trụ, quay quanh các ngôi sao lùn đỏ, nhiều khả năng ẩn chứa sự sống.

Thế nhưng khoảng cách khổng lồ giữa hệ Mặt Trời và các hệ sao khác, cũng như những yếu tố gây nhiễu tự nhiên, là rào cản lớn để các kính viễn vọng của người Trái Đất xác định các dấu hiệu sinh học.

Tuy nhiên, nói với Space.com, nhà sinh vật học vũ trụ Eddie Schwieterman từ Đại học California ở Riverside (Mỹ) chỉ ra rằng methyl halide là dấu hiệu có thể vượt qua rào cản đó.

Nghiên cứu của TS Schwieterman và các cộng sự cho thấy các hợp chất này dễ phát hiện hơn hẳn so với oxy.

Ngoài ra, các điều kiện môi trường trên hành tinh đại dương sẽ cho phép methyl halide tồn tại ở số lượng lớn hơn nhiều so với Trái Đất.

Siêu kính viễn vọng do NASA phát triển và điều hành chính James Webb được nhóm nghiên cứu gọi tên bởi có thế mạnh trong việc quan sát ánh sáng hồng ngoại.

Methyl halide sẽ có các đặc điểm hấp thụ mạnh trong ánh sáng hồng ngoại, ở cùng bước sóng mà James Webb được thiết kế để quan sát. "Những vi khuẩn này, nếu chúng ta tìm thấy chúng, sẽ là vi khuẩn kỵ khí" - TS Schwieterman cho biết.

Ông tiếp lời: "Chúng sẽ thích nghi với một loại môi trường rất khác, và chúng ta không thể thực sự hình dung được điều đó trông như thế nào, ngoại trừ việc nói rằng những loại khí này là sản phẩm đầu ra hợp lý từ quá trình trao đổi chất của chúng".

(theo NLĐ)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Phát hiện dấu hiệu sự sống tiềm năng ở "hành tinh đại dương" tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Cửa Bắc - Cổng thành in ký ức

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm vừa mang dấu ấn lịch sử vừa sở hữu vẻ đẹp cổ kính để khám phá thì Cửa Bắc ở Hà Nội chính là một lựa chọn không thể bỏ qua đâu nhé!

Sân chơi vui mê tơi

Nếu bạn từng mơ ước một lần được hóa thân thành Thánh Gióng, cưỡi ngựa sắt, vung roi thần trừ giặc thì sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Vườn Giám thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội) là điểm đến không thể bỏ qua trong mùa Hè này đấy!

Khám phá Thảo Cầm Viên

Nằm giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh, Thảo Cầm Viên là một khu vui chơi với nhiều trò chơi thú vị, đồng thời cũng là “ngôi nhà chung” của hàng ngàn loài động vật quý hiếm. Tớ mong được khám phá nơi này từ lâu lắm rồi, vì thế nhân dịp nhóc em họ từ quê ra chơi, tớ liền xin mẹ cho đi Thảo Cầm Viên và thật sung sướng vì mẹ đã gật đầu cái rụp.

"Hóa thạch sống" của Trái Đất

Nhà tự nhiên học Charles Darwin là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ "hóa thạch sống" vào năm 1859. Đây là thuật ngữ chỉ những loài gần như không tiến hóa trong hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu năm và có vẻ ngoài giống hệt tổ tiên của chúng.

"Viên ngọc đỏ" của tháng Ba

Khi hoa gạo nở là những đợt lạnh cuối cùng sắp đi qua, cái lạnh thưa thớt dần và chuẩn bị chuyển tiếp sang mùa hè. Ca dao từ xưa đã coi hoa gạo như một tín hiệu dự báo thời tiết. Ở thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) có một cây gạo cổ thụ mỗi khi nở hoa là đỏ rực rỡ cả một góc trời.

Bất ngờ với những trái tim "kỳ quặc"

Thế giới động vật có rất trái tim “kì quặc” nhiều điều kỳ thú. Chỉ riêng câu chuyện xung quanh trái tim của các loài động vật thôi cũng đủ khiến bạn “Mắt chữ A, mồm chữ O” luôn đó.