Phòng bệnh tay chân miệng thế nào?

Nguyễn Như Quỳnh
Mới đây, theo khuyến cáo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cả nước đã ghi nhận hơn 2.100 trường hợp mắc tay chân miệng ở 57 tỉnh và thành phố. Chính vì vậy, pama phải hết sức cảnh giác.

Teen mắc tay chân miệng không cần phải kiêng kỵ gió, nước, nên chú ý các món ăn giải nhiệt dễ làm.

Bệnh tay- chân-miệng hay còn gọi là mụn phỏng. Đông y gọi là bệnh lở loét do hỏa độc, thấp nhiệt. Bệnh này có đặc điểm thường phát ở tay-chân-miệng chứ không lan rộng ra cả cơ thể. Khi mắc bệnh sẽ có biểu hiện: Lưỡi cứng, miệng lở loét, đau đớn miệng khó ăn uống được do mụn lở loét trong miệng.

Tuy nhiên, tay-chân-miệng là bệnh lành tính nếu biết chăm sóc, ăn uống đúng cách sẽ nhanh khỏi bệnh.

Trong thời gian bị bệnh, teen nên ăn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa như (cháo, súp), tránh thức ăn còn đang nóng nhé.

Cháo thanh nhiệt bổ dưỡng cho trẻ như: cháo đậu xanh thịt lợn nạc, cháo đậu xanh nấu với thịt tôm, cháo bí xanh thịt lợn… Các loại cháo này đều có tính thanh nhiệt giải nhiệt độc cho cơ thể.

Ngoài ra, teen nên ăn thêm các loại trái cây, nhất là các loại quả có nhiều vitamin C sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không ăn những loại trái cây sinh nhiệt như: mít, dứa hoặc những trái cây tính lạnh như dưa hấu, dưa chuột dễ làm cho bệnh nặng hơn.

Dùng lá kinh giới sắc lấy nước để vệ sinh và tắm cho trẻ hàng ngày.

Một số bài thuốc điều trị: 

Bài thuốc điều trị tay-chân-miệng: cam thảo 10g,  xích thược 8g, cát cánh 8g, ngưu bàng tử 8g, liên kiều 6g, kinh giới 16g, kim ngân hoa 10g, lá tre 10g, bạch hà 10g, sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc dùng khi bị bội nhiễm (bệnh nặng): bạc hà 10g, cam thảo 10g, chi tử 10g, đương quy 12g, hoàng bá 10g, xuyên khung 12g, xạ can 8g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 12g, đẳng sâm 12g, thanh bì 10g, thiên hoa phấn 12g, xuyên tâm liên 10g, xích thược 10g.

Dương Bích Thúy

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phòng bệnh tay chân miệng thế nào? tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Góc nhìn chuyên gia: Niềng răng có ảnh hưởng đến việc học?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp cải thiện sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn lo lắng, liệu việc niềng răng có ảnh hưởng đến học tập không? Cùng MedDental khám phá lợi ích của niềng răng đối với việc học và cách hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn để hành trình chỉnh nha trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.

6 lợi ích của chỉnh nha sớm cho trẻ em

Sự phát triển toàn diện của con trẻ không chỉ đến từ chế độ học tập hay dinh dưỡng, mà còn bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất như một hàm răng đều, một nụ cười tự tin. Hệ thống nha khoa MedDental tin rằng chỉnh nha sớm là món quà sức khỏe quý giá mà cha mẹ có thể trao tặng cho con ngay từ những năm đầu đời.

Nguy cơ tổn thương răng miệng từ những thói quen tưởng vô hại

Dùng răng mở nắp chai, cắn móng tay hay nhai đầu bút tưởng chừng là những thói quen vô hại ở lứa tuổi học đường. Thế nhưng, theo cảnh báo từ bác sĩ MedDental, những hành động này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ.