Phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ

Thúy Quỳnh
Trong những ngày giao mùa, việc các bạn nhỏ thường xuyên bị mắc các bệnh về hô hấp khiến cho các bậc phụ huynh luôn cảm thấy lo lắng và không biết xử lý ra sao.

Để có thể giúp các bậc cha mẹ tìm hiểu nguyên nhân cũng như có những biện pháp phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ thì hãy cùng tìm hiểu những thông tin ngay dưới đây.

Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ là gì?

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus kẹt trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, một số loại viruss cũng gây nên bệnh này.

Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.

Những biểu hiện thường gặp của bệnh viêm phổi

 

+ Trẻ bị thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao). Lưu ý: Trẻ được coi là thở nhanh. Theo đó:

- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.

- Trẻ từ 2 đến dưới 12 tháng: Nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên.

- Trẻ hơn 12 tháng: Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.

Để có thể kiểm tra chắc chắn, các bậc phụ huynh nên đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.

+ Trẻ thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.

+ Trẻ bị sốt: sốt vừa đến sốt cao.

+ Thường xuyên bị đau ngực: không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho.

+ Nôn: không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.

+ Thở rít: mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi.

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ

Trong trường hợp, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và thường thì thầy thuốc sẽ cho thuốc kháng sinh trong 5-7 ngày. Trong trường hợp nếu trẻ bị viêm phổi nặng thì cần cho trẻ nhập viện. Không được tự ý cho trẻ uống thuốc giảm ho vì ho là phản xạ tốt để tống xuất chất đàm ra khỏi đường thở làm thông thoáng đường thở.

Để giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cũng như tránh các di chứng nguy hại cho trẻ,các bậc phụ huynh cần phải:

+ Dọn dẹp sạch sẽ nhà ở, tạo sự thông thoáng

+ Giảm mật độ người trong gia đình, không nên cho trẻ hít phải khói thuốc lá, bụi bặm.

+ Nếu trong nhà có máy lạnh thì nên điều chỉnh sao cho sự chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời ở mức vừa phải để trẻ có thể thích ứng được.

Đối với trẻ khi bị viêm phổi cần phải được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, chống lại tác nhân gây bệnh. Theo đó các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng:

+ Nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn lỏng và uống nhiều nước để làm loãng đờm, dịu họng và giảm ho.

+ Bổ sung một số thực phẩm tăng cường sức đề kháng như cho vài tép tỏi giã nát vào thức ăn của trẻ vì tỏi chứa allicin là một kháng sinh mạnh hơn cả penicillin, giúp kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn.

+ Cho trẻ ăn nhiều loại cá như cá thu, cá hồi, cá trích... vì chúng chứa nhiều axít béo omega-3 có tác dụng chống viêm và đặc biệt rất tốt cho sự phát triển não của trẻ. Tuyệt đối không nên kiêng khem các thức ăn có nguồn gốc hải sản như tôm, cua, hàu, hến, thịt gà; bổ sung các loại rau củ như cà chua, bông cải xanh, cà rốt, cam, quýt...

+ Nên cho trẻ uống bổ sung vitamin C và viên kẽm hằng ngày.

Minh Phương (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Những loại đồ uống gây "nguy hiểm" cho xương của bạn

Thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sức khỏe xương, vẫn có những loại thực phẩm và đồ uống làm giảm sự hấp thụ Canxi và khiến xương, răng của bạn yếu hơn.

"Bật mí" những cách trị sẹo thâm ở chân nhanh và an toàn

Sẹo thâm được tạo nên khi vùng da bị tổn thương nhưng không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách. Để cho da bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và bụi bẩn, vi khuẩn môi trường. Khiến cho da tổn thương sản sinh nhiều sắc tố melanin hình thành sẹo thâm, sẫm màu.