Mồ hôi giúp con người loại bỏ được các độc tố.
Nếu cơ thể không ra mồ hôi sẽ hết sức nguy hiểm, chất độc sẽ tồn tại trong cơ thể. Vào mùa hè, cơ thể có thể tiết ra khoảng 0,5 lít mồ hôi mỗi ngày, mùa đông ít hơn. Tuy nhiên, nếu mồ hôi có mùi và ra nhiều cũng là điều bạn phải lưu tâm đấy nhé!
1. Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm
Nếu thấy mồ hôi đổ ra ban đêm liên tục bạn phải cảnh giác.
Đây sẽ là dấu hiệu bình thường nếu bạn bị ốm, vì khi đó cơ thể chưa khỏe hẳn cũng có thể xuất hiện triệu chứng đổ mồ hôi đêm.
Theo một số nghiên cứu từ Giáo sư Mod (Đại học Oklahoma, Mỹ), đổ mồ hôi ban đêm có thể còn là dấu hiệu của các bệnh về tim mạch, trào ngược dạ dày, HIV, lao phổi, chứng ngưng thở khi ngủ.
2. Mồ hôi vã như tắm
Mồ hôi vã ra khiến bạn ướt áo dù giữa ban ngày trời mát có thể do tụt đường huyết.
Trong cơ thể, hormone insulin được tiết ra nhằm điều chỉnh đường huyết trong máu. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu ở mức thấp, cơ thể phải khắc phục bằng cách giải phóng chất adrenalin khiến cơ thể đổ mồ hôi.
Bên cạnh đó, nếu gặp vấn đề ở tuyến giáp sẽ kích thích các hormone được sản sinh. Điều này dẫn đến tuyến mồ hôi bị kích thích và làm cho bạn bị đổ mồ hôi liên tục.
3. Ra mồ hôi quá nhiều
Ra mồ hôi là chuyện bình thường của cơ thể, nhất là ở tuổi dậy thì tuyến mồ hôi bắt đầu hoạt động mạnh. Nhưng, câu chuyện sẽ khác đi nếu bạn bị ra mồ hôi khi không vận động, thời tiết mát mẻ. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn yếu hơn người khác.
Mặt khác, ra nhiều mồ hôi khi cả trời lạnh hay nhiệt độ thấp đó có thể là do chứng tăng tiết mồ hôi. Người bị chứng này, có lượng mồ hôi đổ ra nhiều gấp 5-10 lần so với thông thường. Nguyên nhân tăng tiết mồ hôi được cho là bộ não đã truyền tín hiệu quá nhiều đến các tuyến mồ hôi
Khi ra nhiều mồ hôi, bạn hãy dùng khăn khô lau bớt, bật quạt ở mức vừa phải đồng thời uống một cốc nước mát nhằm hạ nhiệt cơ thể từ từ thích nghi với nhiệt độ mới, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài nhé.
4. Mồ hôi có "rau mùi"
Mồ hôi chắc chắn không thể có mùi dễ chịu, đúng không nào. Nhưng khi chúng có mùi khai lại là vấn đề sức khỏe cần lưu tâm đấy bạn ạ.
Nguyên nhân có thể do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất urat.
Quá trình rối loạn này làm cho chất urat bị tồn dư trong cơ thể, không được đào thải ra ngoài. Nếu cơ thể giữ được quá trình chuyển hóa thì urat sẽ bị đào thải và giữ lại ở mức vừa phải, không ảnh hưởng đến mùi mồ hôi.
Chất urat có trong các thực phẩm chứa nhiều protein. Khi nhiễm độc chất urat, thận chưa đào thải qua bài tiết nước tiểu có thể đọng lại trong máu và thải qua đường mồ hôi gây mùi.
QQsan