“Tán cây nhút nhát”: Hiện tượng thiên nhiên kì thú khiến ai cũng muốn ngắm nhìn

Khiết Anh
Thay vì mọc đan xen, chồng chéo lên nhau thì những loài cây cao lại “e thẹn” không muốn chạm vào nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ mà không ai có thể rời mắt.

Nếu có cơ hội đặt chân vào những khu rừng nhiệt đới bạn hãy dành chút thời gian nhìn lên bầu trời. Thực sự khung cảnh bạn thấy sẽ khiến bạn ngạc nhiên và thích thú vô cùng.

Hiện tượng này được chú ý lần đầu tiên vào những năm 1920 và cho đến năm 1955 nhà thực vật học Maxwell R.Jacobs sau khi nghiên cứu nhiều quần thể bạch đàn khác nhau đã đặt tên cho hiện tượng là Crown Shyness (hiện tượng tán cây nhút nhát). "Tán cây nhút nhát" còn được gọi với những cái tên như: "sự tách rời tán cây" hay "khoảng cách của sự xen kẽ". Về cơ bản chúng thường xảy ra ở những khu rừng nhiệt đới, phổ biến với những loài cây cao khoảng 50m.

Trong thế giới của những loài cây, dường như chúng cũng tự đặt ra những “kỷ luật” vô cùng nghiêm ngặt. Chúng mọc trên cùng một vùng đất, có chiều cao tương đồng nhưng phần tán trên cùng không vao giờ chạm vào nhau mà luôn có một khảng cách nhất định.

Để giải thích cho hiện tượng này, đã có 3 giả thuyết được đưa ra:

- Giả thuyết ma sát: Đây là giả thuyết ban đầu của Maxwell R.Jacobs (hiện chưa được cộng đồng khoa học chấp nhận) giải thích rằng những tán cây mọc như vậy để giảm thiểu ma sát. Khi có gió thổi qua, các nhánh cây sẽ hạn chế được sự va chạm vào nhau gây gãy cành hay rụng lá.

- Giả thuyết Allelopathy: Trong giới thực vật học, allelophathy là tác động qua lại giữa các cây, tạo nên một hợp chất hóa học mang tên allelochemicals. Hợp chất này khiến các loài cây cối có thể giao tiếp và “hiểu” nhau hơn. Do đó, chúng “ngần ngại” không muốn tiến sát gần nhau.

- Giả thuyết tế bào cảm quang: Ngoài các tín hiệu hóa học, chác chất cảm biến ánh sáng mà cây và thực vật sở hữu cho phép chúng nhận biết sự gần gũi của các cá thể. Giả thiết này được đặt ra để giải thích sự “xa cách” của các tán cây nhằm tối ưu hóa ánh sáng, thuận lợi cho quá trình quang hợp.

Hiện tượng “tán cây nhút nhát” đã được quan sát thấy ở một số loài sồi, thông châu Âu  và một vài loại cây nhiệt đới. Ở các loài khác, ngọn của chúng sẽ chạm vào nhau thậm chí xuyên qua cành của nhau để sinh trưởng.

Cho đến nay, có vẻ như sự “nhút nhát” của chúng là mối quan hệ hợp tác giữa các loài để sinh tồn chứ không phải một cuộc cạnh tranh. Và có lẽ, chúng ta sẽ phải chờ các nghiên cứu trong tương lai mới có thể  sáng tỏ hơn về hiện tượng kì thú này.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết “Tán cây nhút nhát”: Hiện tượng thiên nhiên kì thú khiến ai cũng muốn ngắm nhìn tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.