Thăm làng trồng "ngọc xanh" 500 năm tuổi

Thảo Phan
Ở thôn Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội), không khí Tết Nguyên đán năm nào cũng “rục rịch gõ cửa” từ sớm nhờ khung cảnh nô nức, nhộn nhịp của vụ thu hoạch lá dong tất bật nhất trong năm…

Có làng là có lá dong

Tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng gia tiên của người Việt thường không thể thiếu những chiếc bánh chưng xanh vuông vắn. Và lá dong được xem là “trang phục” đặc trưng của bánh chưng ngày Tết.

Không ai rõ nghề trồng lá dong ở Tràng Cát có từ khi nào, nhưng theo lời các cụ cao niên trong làng, cứ đời này truyền đời khác, đến nay người dân thôn Tràng Cát đã duy trì nghề truyền thống khoảng 500 năm. Khác với trồng lúa hay hoa màu, trồng lá dong không yêu cầu người nông dân phải một nắng hai sương. Chỉ cần tưới nước, bón phân, làm cỏ, cắt lá sâu thì cây sẽ đẹp và tươi tốt, ươm một lần có thể cho thu hoạch vài năm. Tuy vậy, để trồng được loại lá chất lượng, đẹp mắt như lá dong Tràng Cát thì phải lựa chọn những nơi đất tơi xốp, màu mỡ, giàu mùn và dinh dưỡng, đồng thời giữ ẩm tốt.

Tràng Cát nằm trong vùng bãi bồi của sông Đáy, có mạch nước ngầm tinh khiết chảy qua giúp cho lá dong nơi đây vừa to, đẹp, cây lại xanh mướt. Xưa kia, lá dong Tràng Cát thường được tuyển chọn để gói bánh chưng tiến vua. Lá dong của làng rất được thị trường ưa chuộng, xuất bán đi khắp cả nước và bán cho kiều bào ta ở nước ngoài.

Cận Tết, đường làng ngõ xóm Tràng Cát như thể được nhuộm màu xanh biếc của lá dong. Hiện ở làng có khoảng 300 hộ trồng lá dong, đều đặn mỗi tháng, người dân lại đi dọn chân lá một lần. Những lá bé bán cho người gói thực phẩm, quà bánh. Đến khoảng tháng 9, bà con sẽ ngưng cắt và bước vào thời kỳ chăm thúc cây cho lá to đẹp để vào vụ Tết. Không khí nhộn nhịp “ăn lá dong, ngủ lá dong” sẽ bắt đầu từ Rằm tháng Chạp (15/12 Âm lịch) cho đến tận ngày 30 Tết. Bởi vậy, trẻ con trong làng không cần tính ngày đếm tháng chờ đến Tết, mà chỉ cần thấy trong vườn nhà khi nào lá dong đã vãn tức là xuân sắp sang…

"Giữ lửa" nghề truyền thống của cha ông

Gần Tết, trẻ em trong làng cũng tranh thủ phụ giúp gia đình, hàng xóm thu lượm lá dong. Mùa thu hoạch lá phục vụ Tết Nguyên đán là thời điểm làng Tràng Cát nô nức, tưng bừng như mở hội. Tất cả dân làng cùng tập trung thu lượm lá dong cho một nhà, xong nhà này lại qua nhà khác, mọi người vừa làm việc, vừa chuyện trò về cái Tết sắp đến. Cứ thế đã thành nét đẹp văn hóa của làng nghề truyền thống này.

Ngày nay, ứng dụng sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội, người dân làng nghề đã có những kênh bán hàng đa dạng hơn qua các nền tảng Facebook, TikTok… Gia đình bác Nguyễn Hữu Hải trồng khoảng 3 sào Bắc Bộ lá dong, vào vụ thu hoạch Tết, bác thường phát trực tiếp để bán trên Facebook của mình nhằm tiếp cận nhiều người mua hơn.

Những chiếc lá dong xanh mát gắn bó với người dân Tràng Cát như cơm ăn áo mặc hằng ngày. Nhờ đó mà hương vị độc đáo của bánh chưng ngày Tết vẫn trọn vị với thời gian…

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thăm làng trồng "ngọc xanh" 500 năm tuổi tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Những điều thú vị về chuột lang nước

Những chú chuột lang nước bằng bông đang khiến không ít người, đặc biệt là các bạn nhỏ điên đảo say mê vì vẻ ngoài mập mạp, dễ thương. Còn những chú chuột lang nước đang sống trong thế giới tự nhiên thì chắc chắn sẽ khiến bạn phát cuồng vì những điều thú vị được “bật mí” sau đây!

Những người thay đổi thế giới

Bạn biết không, trên thế giới có những người hùng không mặc áo choàng mà mặc áo khoác phòng thí nghiệm. Họ đã có những phát minh vĩ đại làm thay đổi cuộc sống của nhân loại.

Kawah Ijen: Núi lửa chứa hồ axit lớn nhất thế giới

Kawah Ijen, một núi lửa đang hoạt động, nổi tiếng với hồ axit có nồng độ cao nằm ngay tại miệng núi. Đặc biệt, khí gas từ núi lửa khi tiếp xúc với oxy tạo nên những ngọn lửa màu xanh huyền ảo, thu hút sự chú ý của các nhà khoa học và du khách trên toàn thế giới.

Cực quang nhuộm xanh bầu trời đêm Iceland

Từ khoảng đầu tháng 9 đến tháng 4 năm sau, Iceland như khoác lên mình "chiếc áo" huyền ảo khi cực quang “nhuộm xanh” cả bầu trời, tạo nên cảnh tượng thiên nhiên kỳ vĩ.