Càng ngày, cuộc sống càng áp lực, nào chuyện học hành, chuyện gia đình, áp lực thi cử, ngoại hình,... khiến chúng mình stress nặng nề. Bên cạnh những áp lực bên ngoài, nhiều bạn cũng đang tự tạo áp lực cho chính mình chỉ vì mắc phải 7 tật xấu này. Từ đó, họ lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, chán chường, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và kết quả học tập.
Nếu bạn có những thói quen xấu này, hãy tập bỏ đi nhé, vì nó sẽ khiến cuộc sống của chúng mình dễ chịu hơn nhiều!
1.Trái tim mong manh
Không nên vì một số chuyện bé như hạt đậu mà đã cảm thấy tủi thân, trách người khác sao không hiểu mình, rồi lại tự thương cảm cho bản thân.
Thật ra bạn đâu kém may mắn đến thế, đa sầu đa cảm cũng không ngầu chút nào, đời người được mấy mươi năm đâu, hãy học cách nhìn xa hơn một chút, đừng nên vì một vài chuyện không đáng mà làm tổn thương chính mình.
Bạn có trái tim mong manh cũng vì kinh nghiệm của bạn quá ít, quá cảm tính và thường cảm xúc hóa mọi việc, hãy trải nghiệm nhiều lên, hãy thử nhiều thứ hơn đi, hãy nắm lấy những cơ hội mới, có thế bạn mới có thể dần trưởng thành hơn.
2. Nhạy cảm quá mức
Người nhạy cảm quá mức thường hay đi đôi với tự ti, họ cực kỳ để tâm đến suy nghĩ và đánh giá của người khác về mình, nên thường chú ý quá mức đến những tác động bên ngoài.
Trước đây tôi cũng là một người nhạy cảm giống vậy, tôi rất dễ bị tình cảm chi phối, cũng hay phóng đại một việc bé tí tẹo lên gấp n lần.
Sống mà như vậy thực sự rất mệt mỏi, mỗi ngày đều bị những việc không mấy quan trọng chiếm hết sức lực, lãng phí thì giờ vô ích, giờ nghĩ lại thì thấy thật sự không đáng.
Nếu như bạn đang mắc phải vấn đề này thì thật sự bạn nên thay đổi, bạn chỉ nên quan tâm đến những ý kiến có tính chất xây dựng hoặc đó là lời của những người quan trọng trong đời bạn, còn nếu là người xa lạ thì hãy lờ nó đi, cuộc sống nhẹ gánh hơn thì bước chân mới có thể thanh thoát được.
3. Thích so sánh
Một số người rất thích hà khắc với chính mình, họ thích đem khuyết điểm của mình ra so với ưu điểm của người khác, kết quả là lại tự ngồi thân thân trách phận.
Mỗi một người đều có điểm sáng của riêng mình, vả lại mỗi người đều có điểm khác nhau, đâu phải ai khi sinh ra cũng có tất cả mọi thứ, họ phải nỗ lực không ngừng nghỉ từng ngày để khám phá, trải nghiệm, kiên trì...
Tôi thấy những người thành công đều phải đánh đổi bằng rất nhiều mồ hôi và nước mắt mới bước lên đỉnh vinh quang.
Bởi vậy bạn chỉ nên so sánh với chính bản thân mình, mỗi ngày tiến bộ hơn một chút, cố gắng để đạt được sự thay đổi lớn.
4. Theo chủ nghĩa hoàn hảo quá mức
Chuyện gì cũng muốn đợi chuẩn bị hoàn hảo rồi mới dám bắt đầu, đặt kỳ vọng quá cao, bất cứ chuyện gì dù lớn hay nhỏ đều muốn phải thật hoàn hảo.
Tôi không nói theo đuổi sự hoàn hảo là không tốt nhưng chủ nghĩa hoàn hảo vượt xa thực tế là một việc rất khó, nếu mọi việc không được hoàn hảo như những gì bạn nghĩ thì người chịu khổ cuối cùng chính là bạn.
Thậm chí có thể vì lẽ đó mà bạn tự phủ định và hoài nghi chính mình.
Thực hiện nghiêm chỉnh những mục tiêu đã đề ra là nguyên tắc quan trọng khi bắt đầu mọi thứ, hãy gạt bỏ những ảo tưởng xa vờ thực tế, lên kế hoạch dựa theo tình hình của bản thân thì bạn mới không cảm thấy lúng túng.
5. Suy nghĩ quá nhiều
Chưa bắt đầu đã thấy nhụt trí vì những khó khăn trong tưởng tưởng, suy nghĩ quá nhiều nhưng thường nghĩ đến những mặt tiêu cực của sự việc, nhùng nhằng không quyết, sợ này sợ nọ...
Ngài Dương Giáng từng nói rằng: Vấn đề của bạn nằm ở chỗ, bạn đọc quá ít nhưng lại nghĩ quá nhiều.
Một câu nói, một sự việc, một tình huống, một lần đối thoại... đều có thể gia tăng gánh nặng về tư tưởng cho bạn, khiến bạn không dám tiến về phía trước.
Hãy mạnh dạn hơn, đừng suy diễn ra những tương lai xa xôi, quan trọng là hiện tại, không thử thì làm sao bạn biết được hay không.
6. Khó chịu ra mặt
Quan sát kỹ một chút có thể bạn sẽ thấy, một số người tâm trạng không tốt là mặt lại hằm hằm, bất kể là với ai họ cũng đều trưng bộ mặt “Tui đang khó chịu thì mọi người phải nhường tui”.
Xin lỗi nhưng ai chọc bạn thì bạn nên tìm người đó tính sổ. Những người khác không hề nợ bạn và càng không nuông chiều bạn đâu.
Hãy học cách khống chế cảm xúc của mình, đừng để tất cả mọi người đều khó chịu giống như bạn.
Tôi tin chắc chẳng ai thích như thế cả.
7. Không biết cách nói “KHÔNG”
Xin đừng vì làm hài lòng người khác mà để mình chịu ấm ức.
“Giúp bạn vì tình cảm, không phải vì bổn phận.”
Câu nói này phù hợp dùng để người khác đối xử với bạn, và cũng thích hợp dùng để bạn đối xử với người khác, xin đừng xem nhẹ bản thân mình như vậy.
Luôn luôn chiều theo ý người khác sẽ không giúp bạn có được sự coi trọng của người khác, mà chỉ khiến bạn ngày một chạm đến giới hạn của bạn thân thôi.
Bạn phải biết dũng cảm nói KHÔNG, từ chối làm một “người tốt thái quá”.