Thời gian sẽ phân huỷ tất cả nhưng một chiếc bỉm phải mất tới 800 năm

hueanh
Đúng là thời gian sẽ biến mọi thứ thành cát bụi nhưng khoảng thời gian ấy có thể lên tới hàng trăm, ngàn năm. Bạn có tin không, bỉm trẻ em có cấu tạo đơn giản như vậy nhưng lại mất tới khoảng 800 năm để phân huỷ hoàn toàn.

Tất cả mọi vật trên Trái Đất này đều phải trải qua quá trình phân huỷ. Khi đó, các vật chất hữu cơ sẽ bị tan rã thành dạng vật chất đơn giản hơn và quá trình này chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: thời gian, nhiệt độ, độ ẩm,... Chúng ta đều biết nên hạn chế dùng đồ nhựa bởi thời gian phân huỷ của chúng lên tới hàng ngàn năm. Nhưng bạn có biết rằng có một thứ đồ vật có cấu tạo tưởng chừng vô cùng đơn giản từ bông và vải như bỉm trẻ em lại phải mất tới khoảng 500 đến 800 năm mới có thể “về làm cát bụi” hay chưa?

Dưới đây là bảng thống kê thời gian phân huỷ cho từng loại rác thải sinh hoạt và hoàn toàn không qua bất kỳ quá trình xử lý nào. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé bởi sẽ có vô vàn điều bất ngờ đang chờ đấy.

 

Hình như có chút sai sai phải không nhỉ? Trong khi đồ nylon mất khoảng 40 năm để phân huỷ, lon thiếc là 100 năm thì chiếc bỉm của các em bé nhà mình lại “vật vã” tới gần một thế kỷ mới được về với mẹ thiên nhiên. Nhưng đây lại là sự thật bởi chúng có ngoại hình đơn sơ mà bên trong lại phức tạp bất ngờ.

Một chiếc bỉm được hoàn thiện bởi rất nhiều vật liệu và hợp chất khác nhau. Trong đó nguyên liệu có “tuổi thọ” lớn nhất chính là lớp màng Plyethylen nằm ở lớp ngoài cùng và lớp màng Polypropylene nằm ở lớp bên trong, nơi tiếp xúc với da em bé đồng thời cũng được dùng trong đồ lót giữ nhiệt. Cả hai đều là hợp chất hữu cơ tổng hợp rất bền khiến cho chiếc bỉm trẻ em có thời gian phân huỷ cực kỳ lâu.

Mẹ của chúng mình thường dùng bỉm cho em bé bởi sự tiện lợi, sạch sẽ nhưng chúng lại chẳng thân thiện với môi trường phải không nào. Nhưng bạn cũng đừng vội gợi ý cho mẹ mua tã giấy hay tã vải nhé. Nhìn lại bảng trên ta sẽ thấy tuy thời gian phân huỷ của đồ nylon và đồ giấy nhanh hơn nhưng quá trình sản xuất thì lại gây ô nhiễm hơn nhiều hẳn sản xuất đồ nylon.

Tuy nhiên, đối với đồ vải thì bạn phải dùng khoảng 170 lần mới thoát ra lượng khí CO2 tương đương với đồ nylon và chúng còn có khả năng tái sử dụng nữa. Vì vậy, dùng cái gì cũng vậy thôi, quan trọng là ý thức sử dụng và phân loại rác phải không nào các bạn!

Huệ Anh

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thời gian sẽ phân huỷ tất cả nhưng một chiếc bỉm phải mất tới 800 năm tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Tàu Parker lập kỳ tích, bay sát Mặt Trời và sống sót trở về

Tàu thăm dò Parker của NASA tiếp tục tạo dấu mốc lịch sử khi bay cách Mặt Trời chỉ 6,1 triệu km hôm 22/3, đạt tốc độ lên tới 690.000 km/h – ngang bằng kỷ lục từng lập vào dịp Giáng sinh năm ngoái. Đây là lần thứ hai con tàu tiếp cận gần ngôi sao trung tâm của Hệ Mặt Trời và vẫn hoạt động ổn định sau chuyến bay nguy hiểm.

5 hòm thư độc đáo dưới biển

Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra việc gửi thư mà phải mặc đồ lặn chưa? Nghe có vẻ như nhiệm vụ của một điệp viên ấy nhỉ? Nhưng đó là cách mà nhiều bưu điện dưới nước trên thế giới đang hoạt động! Hãy cùng khám phá những hòm thư độc lạ này nhé.

Con người trông ra sao khi định cư ở các hành tinh

Không ít người tin rằng, trong tương lai, con người không chỉ sinh sống ở Trái Đất mà còn có thể định cư trên các hành tinh khác. Các bạn có tò mò muốn biết, hình ảnh con người lúc đó trông thế nào không?