Thử thách "Từ điển chính tả": Tưởng dễ mà hóa ra không dễ chút nào!

Hồng Ngọc
Một loạt từ mà chúng ta vẫn sử dụng thường xuyên nhưng chưa chắc đã viết nó đúng chính tả. Nhiều người xem xong "từ điển chính tả" dưới đây không khỏi bất ngờ, liền tình nguyện xin về cấp 1 để học lại… tiếng Việt.

Mọi lập luận đều trở nên vô nghĩa khi chúng ta viết sai chính tả. Thế nhưng, giữa hằng hà sa số từ vựng sẽ không tránh khỏi những nhầm lẫn. Có nhiều từ ngữ còn được sử dụng thường xuyên đến nỗi mình không nghĩ nó sai cho đến khi có người nhắc nhở.

Loạt hình ảnh chỉ ra những trường hợp dễ sai chính tả dưới đây sẽ khiến dân tình "mắt chữ A miệng chữ O" vì nhận ra mình bấy lâu nay vẫn viết chưa đúng. Quả thực, dù là tiếng mẹ đẻ đi chăng nữa thì với mỗi chúng ta vẫn có thể bị nhầm lẫn. Cùng thử xem, bạn đã chọn đúng bao nhiêu từ trong số những trường hợp dưới đây. Nhớ suy nghĩ kỹ trước khi chọn nhé!

XÁN LẠN hay SÁNG LẠNG?

Theo từ điển Nguyễn Quốc Hùng viết: "Sáng đẹp rực rỡ. Ta thường nói Sáng lạng là lầm". Hóa ra, "Sáng lạn" lại là từ không có nghĩa, nhưng do cách phát âm nên nhiều người vẫn gặp phải những lỗi sai căn bản.

Thử thách

XE DUYÊN hay SE DUYÊN?

Theo từ điển Hoàng Phê, từ "xe" nghĩa là (1) làm cho các sợi nhỏ xoắn chặt với nhau thành sợi lớn và (2) làm cho kết đôi với nhau thành vợ chồng. Còn "se" có nghĩa là (1) hơi khô đi, không còn thấm nhiều nước; (2) khí trời khô và lạnh; (3) cảm thấy đau xót, xúc động (lòng se lại). Vậy nên từ XE DUYÊN mới đúng nhé các bạn!

Thử thách

TA THÁN hay CA THÁN?

"Ca thán" để chỉ việc than thở và oán trách nên nhiều người dùng từ ca thán. Đây là cách dùng từ sai do thói quen nhưng lại trở nên rất phổ biến trong lời nói hàng ngày. Ca trong tiếng Hán có nhiều nghĩa nhưng không có nghĩa nào liên quan đến việc than thở, oán trách. Còn trong tiếng Việt thì nó không có nghĩa. Từ đúng phải là "ta thán", đây là một từ ghép đẳng lập. Trong đó, ta (嗟) có nghĩa "than thở" còn thán (嘆) có nghĩa "than, thở dài".

Thử thách

PHÔI PHA hay PHÔI PHAI?

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giảng "phôi pha" là phai nhạt, mất dần vẻ tươi tắn. Từ "Phôi phai" không có ý nghĩa nên từ đúng phải là "Phôi pha" chứ không có "phôi phai".

Thử thách

TỰU TRUNG hay TỰU CHUNG?

"Tựu trung" là từ biểu thị cho cái sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Tương tự như vậy, "vô hình trung" mới là từ đúng chứ không phải "vô hình chung" nha mọi người. 

Thử thách

XOAY SỞ hay XOAY XỞ?

Các từ điển cũng chỉ ghi nhận từ "xoay xở" với nghĩa chung là làm hết cách này đến cách khác giải quyết cho được khó khăn hoặc để có thể đạt được cái cần có. Đối với từ "Xở" là gỡ rối, gỡ bớt một mối rối nào đó thì gọi là "Xở". Chính vì thế từ đúng chính tả phải là từ "xoay xở".

Thử thách

SE SUA hay XE XUA?

"Se sua" là phương ngữ Nam Bộ, nó có nghĩa là làm đỏm, đua đòi chưng diện. Từ này có khi dùng với nghĩa khoe khoang, phô trương. "Xe xua" là cách viết sai do ảnh hưởng của việc phát âm nên từ viết đúng chính tả phải là "Se sua".

Thử thách

NHẬM CHỨC hay NHẬN CHỨC?

Theo nghĩa của từ Hán Việt thì "nhậm" trong từ "nhậm chức" là một người sẽ gánh vác công việc, nhiệm vụ để quản lý nhân viên. Trong khi đó "chức" có nghĩa là chức trách, bổn phận, nhiệm vụ. Từ "Nhậm chức" chúng ta có thể hiểu nôm na đó là người sẽ gánh vác, đảm đương chức vụ do những cấp trên bàn giao, bổ nhiệm cho họ.

Trong khi đó, từ "nhận chức" trong nghĩa Hán Nôm thì "nhận" là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy nên "nhận chức" là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, "nhận" là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên "nhận chức" không có nghĩa.

Do đó, dù chúng ta hiểu theo nghĩa của Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ "nhận chức" đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là "nhậm chức".

Thử thách

CỌ XÁT hay CỌ SÁT?

"Cọ xát" đây là một động từ nhằm biểu đạt hành động tiếp xúc với nhau, thử thách trong những hoàn cảnh khác nhau, môi trường khó khăn và đa dạng. Từ "cọ sát" không hề có nghĩa. Chính vì thế đây là từ sai.

Thử thách
Học tiếng Việt đến chính người Việt còn mắc phải lỗi chứ chưa nói đến người nước ngoài. Các lỗi chính tả, dấu thanh của các từ đủ phong phú để khiến người ta có cảm giác phức tạp. Thế nên để giỏi tiếng Việt, không có cách nào là phải học nhiều, đọc nhiều và rút kinh nghiệm thật nhiều các bạn nhé!

Ảnh: Afamily.vn

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thử thách "Từ điển chính tả": Tưởng dễ mà hóa ra không dễ chút nào! tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.