Top 4 món ăn đại kị với người dễ bị ngộ độc thực phẩm

Nguyễn Thị Đức
Trải qua hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực ngộ độc thực phẩm, chuyên gia Bill Marler đã tự đúc kết ra những món ăn mà mình không bao giờ muốn động tới. Lý do thì dĩ nhiên, để tránh mọi khả năng ngộ độc có thể xảy ra.

Và mới đây, ông đã chia sẻ với Health Insider về top 4 thức ăn đại kị với những người dễ bị ngộ độc thực phẩm như sau:

1. Hàu sống

Hàu sống là một trong những món ăn được ưa chuộng nhất trong các nhà hàng hải sản. Thử nghĩ, vị ngon ngọt của thịt hàu, trộn lẫn với vị chua của chanh, cùng một chút cay nồng từ wasabi trộn trong xì dầu - những cảm xúc đủ để khiến tất cả mọi người thăng hoa.

Tuy nhiên, Marler không hề động tới hàu, dù chỉ một con. Vì theo ông, hàu là một sinh vật có rủi ro gây đau bụng khá lớn.

Tôi có thể nghe cả tiếng xì xụp đây!

Marler cho biết ông đã chứng kiến nhiều trường hợp mắc bệnh lây truyền qua thực phẩm có liên quan đến việc ăn các loại thủy hải sản có vỏ (như cua, sò, ốc, hến ...). Các trường hợp này tăng mạnh trong 5 năm gần đây so với thập kỉ trước.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự nóng lên toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh.

2. Trái cây và rau củ được cắt sẵn hay rửa sẵn

Ngày nay, trong siêu thị xuất hiện ngày càng nhiều rau củ quả ăn liền đóng gói sẵn. Người tiêu dùng rất thích các loại thực phẩm này vì nó đã được chuẩn bị sẵn, nhanh và tiện lợi.

Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các loại thực phẩm này trong siêu thị.

Tuy nhiên, Marler cho biết, ông tránh xa các loại rau quả này. Tiện lợi nghe có vẻ hay đấy, tuy nhiên môi trường công nghiệp đòi hỏi nhiều người cùng "nhúng tay" vào nhiều giai đoạn sản xuất chúng. Điều đó đồng nghĩa với cơ hội thức ăn bị nhiễm độc cũng tăng lên.

Nếu có mua, Marler cũng sẽ rửa lại chúng, bất kể trên nhãn in đảm bảo kiểu gì đi chăng nữa.

3. Thịt tái

Một bát phở hay một đĩa bít tết sẽ không còn ngon nữa nếu miếng thịt bò được nấu quá chín. Tuy nhiên, xin lỗi nhé các đầu bếp: Marler sẽ không có ý định ăn đĩa bít tết của ông ấy nếu như nó chưa được nấu chín.

Thịt bò phải tái như vầy mới ngon!

Theo các chuyên gia, thịt cần phải nấu ở nhiệt độ từ 160 độ C để tiêu diệt hết vi khuẩn như E. Coli hay Salmonella.

Nhưng như vầy mới an toàn.

Lần tới, chịu khó dặn đầu bếp nấu miếng bít tết của bạn lâu một tí nhé!

4. Trứng lòng đào

Bất kể nó ngon như thế nào, nhưng Marler vẫn cương quyết không bao giờ ăn trứng lòng đào. Và nguyên nhân một lần nữa lại là do khuẩn Salmonella.

Trước kia, xác suất vi khuẩn Salmonella sống trong trứng là không hề nhỏ. Thậm chí giai đoạn thập niên cuối 80, đầu 90 tại Mỹ còn bùng phát dịch Salmonella.

Trứng còn sống chứa nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella.

Mặc dù ngày nay, nguy cơ ngộ độc thức ăn từ trứng sống thấp hơn cách đây 20 năm rất nhiều, nhưng theo Marler thì điều đó không đáng để chúng ta mạo hiểm.

Theo Trí thức trẻ

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Top 4 món ăn đại kị với người dễ bị ngộ độc thực phẩm tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Góc nhìn chuyên gia: Niềng răng có ảnh hưởng đến việc học?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp cải thiện sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn lo lắng, liệu việc niềng răng có ảnh hưởng đến học tập không? Cùng MedDental khám phá lợi ích của niềng răng đối với việc học và cách hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn để hành trình chỉnh nha trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.

6 lợi ích của chỉnh nha sớm cho trẻ em

Sự phát triển toàn diện của con trẻ không chỉ đến từ chế độ học tập hay dinh dưỡng, mà còn bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất như một hàm răng đều, một nụ cười tự tin. Hệ thống nha khoa MedDental tin rằng chỉnh nha sớm là món quà sức khỏe quý giá mà cha mẹ có thể trao tặng cho con ngay từ những năm đầu đời.

Nguy cơ tổn thương răng miệng từ những thói quen tưởng vô hại

Dùng răng mở nắp chai, cắn móng tay hay nhai đầu bút tưởng chừng là những thói quen vô hại ở lứa tuổi học đường. Thế nhưng, theo cảnh báo từ bác sĩ MedDental, những hành động này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ.