Trà uống liền lại là “thủ phạm ít ngờ” gây nên béo phì

hueanh
Trà uống liền là thức uống đứng đầu danh sách tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam. Con số này còn tiếp tục tăng cao và là mối đe doạ tới sức khoẻ người dân.

Mức độ tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam đang tăng lên một cách chóng mặt trong những năm qua. Theo báo cáo của Euromonitor International, Việt Nam đã tiêu thụ 4079 triệu lít đồ uống có đường trong năm 2016. Trong đó, trà uống liền đứng đầu bảng về cả mức tiêu thụ (2036 triệu lít) cũng như là loại đồ uống có đường lớn nhất về khối lượng, đồ uống có ga (1056 triệu lít), đồ uống thể thao và nước tăng lực (597 triệu lít) và nước ép trái cây (356 triệu lít).

Uống trà túi lọc bình thường đã gây ra tình trạng thừa đường đối với cơ thể, nhưng nhiều bạn còn có thói quen pha thêm đường hoặc sữa vào thì lượng đường sẽ càng nhiều hơn. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng uống trà có lợi cho sức khoẻ nhưng không ý thức được việc mình đang dùng trà uống liền khiến cho chế độ ăn hàng ngày mất cân bằng, gây ra tình trạng béo phì.

Con số này sẽ tăng trên 5 triệu lít vào năm 2018 và trên 11 triệu lít vào năm 2015

Một chuyên gia thần kinh của Mỹ nhận định rằng, đường là một thứ tội lỗi ngọt ngào, hấp dẫn lôi cuốn người khác đến sự tiêu tốn tiền bạc cho việc mua đồ ăn, thuốc giảm cân hay cho những căn bệnh mà thừa cân, béo phì và tiểu đường gây ra. Còn ở Việt Nam, thừa cân/béo phì đang được coi là “nạn dịch”. Chỉ trong vòng 15 năm, tỉ lệ thừa cân/béo phì ở trẻ em và vị thành niên từ 5-19 tuổi đã tăng lên con số khủng khiếp – 273%. Một trong những nguyên nhân chính là do tăng tiêu thụ đồ uống có đường mà đứng đầu bảng là trà uống liền. Loại trà này là nguồn đường chính trong khẩu phần ăn và việc tiêu thụ này đang ngày càng gia tăng ở trẻ em. Hầu hết đồ uống có đường chứa “năng lượng rỗng” tức là không có giá trị dinh dưỡng và khuyến khích việc tiêu thụ thực phẩm và mức.

Đường được gọi là “cái chết trắng” vì nó gây ra 3 căn bệnh nguy hiểm: tim mạch, tiểu đường, ung thư

Theo TS. Trương Đình Bắc (Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng) chia sẻ trong Hội thảo "Công bố các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm" thì đường còn tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong miệng khiến hỏng răng. Đường cũng khiến cơ thể hình thành những mô mỡ trắng thường tích tụ ở bụng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch , đây là căn bệnh gây 33 % số ca tử vong hàng năm. Đường không có khoáng chất, không có protein, không có chất xơ gây nên các bệnh đặc biệt là bệnh không lây nhiễm.

Nước ngọt là loại thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh nhưng lại nghèo dinh dưỡng

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, lượng đường tự do (bao gồm các loại đường đôi, đường đơn được bổ sung vào thực phẩm và đồ uống hoặc đường tự nhiên có trong mật ong, xi - rô, nước ép trái cây, nước trái cây cô đặc...) trong chế độ ăn của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống 5% năng lượng trong một ngày (tương đương khoảng 25g đường tự do hoặc khoảng 6 muỗng cà phê) để có lợi cho sức khỏe... Bên cạnh việc kiểm soát lượng đường sử dụng, nên tăng cường các loại "đường" từ các thức ăn tự nhiên toàn phần (đường trong rau củ quả, tinh bột), hoặc nếu dùng đường thì sử dụng đường nâu, mật mía, mật ong... thay thế cho đường kính trắng.

Huệ Anh

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trà uống liền lại là “thủ phạm ít ngờ” gây nên béo phì tại chuyên mục Dinh Dưỡng của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Dinh Dưỡng khác

Có nên ăn chuối khi bụng đói?

Chuối là loại trái cây quen thuộc và được nhiều người ưa thích. Chuối có vị ngọt, dễ tiêu hóa, vậy có nên ăn chuối khi đói?

Những loại trái cây khô tốt cho trí não

Sức khỏe nhận thức rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, bao gồm trí nhớ, sự chú ý và kỹ năng giải quyết vấn đề. Kết hợp nhiều loại trái cây khô vào chế độ ăn uống hàng ngày là cách vừa giúp ngon miệng và hỗ trợ trí nhớ, chức năng nhận thức.