Trái đất tuyệt đẹp qua những bức ảnh vệ tinh

ngochiep
Những hình ảnh tuyệt đẹp của Trái đất được các vệ tinh ghi lại khiến người xem sửng sốt.

Một số tấm hình rất ấn tương và đẹp mắt mà các vệ tinh của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ghi lại được trên nhiều khu vực của trái đất khi nó di chuyển qua đã khiến tất cả mọi người cảm thấy vô cùng thú vị.

Hình ảnh một đám mây xoáy được vệ tinh Terra của NASA chụp lại tại khu vực đảo Saint Helena, Nam Đại Tây Dương.

Tiếp tục là một hình ảnh được vệ tinh Terra của NASA chụp vào tháng 12 năm 2017 ghi lại một cơn bão lốc nhiệt đới Ockhi mang theo bụi từ sa mạc khô cằn ra biển.

Thoạt nhìn sẽ khiến nhiều người liên tưởng về một bức tranh trừu tượng của họa sĩ nhưng đây lại là hình ảnh được vệ tinh MODIS của NASA ghi lại về sự mất cân bằng trong không khí gây ra những lỗ thủng trong đám mây.

Hình ảnh được chụp từ khoảng cách gần 333,3 km do Phi hành gia Randy Bresnik đang có mặt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế thực hiện ghi lại những đám mây đang bao quanh trái đất cùng tia sét.

Khoảnh khắc núi lửa Shiveluch ở Nga "thức giấc" với góc nhìn từ vệ tinh Terra của NASA ghi lại vào giữa năm 2017.

Hình ảnh về siêu mặt trăng xuất hiện vào ngày 3/12 vừa rồi được  Phi hành gia NASA Randy Bresnik ghi lại từ Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Vẫn là một tác phẩm nghệ thuật của "nghệ sĩ" vệ tinh Terra tới từ NASA, hình ảnh bóng của những đám mây tại Ấn Độ Dương.

Các vệ tinh của NASA còn ghi lại những hình ảnh Trái đất về đêm lung linh, huyền ảo.

Bên cạnh đó, Landsat 5 được điều hành bởi US Geological Survey (tổ chức khảo sát địa chất Mỹ) là vệ tinh có thời gian phục vụ dài nhất với hơn 2,5 triệu bức ảnh mà nó chụp sau khi di chuyển theo quỹ đạo trong gần 29 năm. Một số bức ảnh ấn tượng mà nó ghi lại được:

Quần đảo Mergui hiện lên tuyệt đẹp dưới ống kính gắn trên vệ tinh Landsat 5. Quần đảo này nằm trong biển Andaman với hơn 800 đảo lớn nhỏ khác nhau. Phần đất màu xanh lá và nước biển xanh dương với những cấp độ màu xanh khác nhau đã tạo nên một Mergui tuyệt đẹp cho người xem. Hình ảnh được chụp bởi Landsat 5 vào ngày 14 tháng 12 năm 2004.

Đây không phải là những dải màu được vẽ bằng bút mà đó chính là hình ảnh của đảo Belcher uốn lượn nhìn từ vệ tinh. Đảo này nằm tại vùng nước sâu thuộc vịnh Hudson, Canada. Dù khá lớn nhưng con người chỉ cư trú tại một vùng nhỏ thuộc Belcher. Phần lớn bề mặt của đảo Belcher đều là đá và nhiệt độ quanh năm khá lạnh, chỉ có số ít thực vật sinh tồn nơi này. Hình ảnh được chụp bởi Landsat 5 vào ngày 21 tháng 9 năm 2001.

Chiếm phần lớn lãnh thổ Oman là sa mạc nhưng phần bờ biển Arap (Arabian) thuộc vùng Dhofar đã làm nhiều người ngạc nhiên về khí hậu nơi này. Phần bờ biển này thường được hưởng những đợt gió mùa kèm mưa (khareef) trong suốt những tháng hè. Những cơn mưa lớn tại đây đã giúp phân chia Dhofar thành hai khu vực với màu xanh lá thể hiện một bờ biển xanh tốt, màu mỡ và vùng đất bên trong khô cằn. Hình ảnh được chụp bởi Landsat 5 vào ngày 2 tháng 4 năm 2005.

Ngọc Hiệp (Tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trái đất tuyệt đẹp qua những bức ảnh vệ tinh tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.