Trẻ em hít phải khói thuốc lá có tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp cao hơn 2-3 lần bình thường

Chi Đặng (Tổng hợp)
“Tôi hút tôi chịu không ảnh hưởng đến người khác” luôn là câu nói để biện minh cho tội ác của những người hút thuốc. Nhưng khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới người hút mà khiến nhiều người xung quanh ảnh hưởng, trong đó có trẻ em.

Đúng là những người hút thì bản thân họ chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên không chỉ một mình người hút, mà tất cả những người xung quanh, kể cả người thân trong gia đình đều phải hứng chịu những hậu quả mà do chính người hút thuốc vô tình gây ra. Khói thuốc lá, một thứ mang trong nó hàng nghìn chất độc, có thể đầu độc bất cứ ai nếu tiếp xúc lâu kể cả đứa con trong bụng mẹ. Và tất nhiên, người trưởng thành có thể nhận biết được mùi khó chịu của khói thuốc lá để tránh xa, nhưng trẻ em thì sao?

Khói thuốc đến từ 2 nguồn chính đó là khói thuốc thụ động và khói thuốc phụ. Khói thụ động là khói thuốc từ người hút nhả ra, còn khói thuốc phụ là khói khi mà đầu thuốc đang cháy sinh ra. Cũng chính những khói thuốc phụ lại là mối nguy hại lớn nhất, nó chiếm phần lớn lượng khói thuốc trong không gian. Trẻ em khi sống chung với những người hút thuốc, vô tình hít phải những khí độc hại này, thực tế cho thấy, khói thuốc phụ còn độc hại gấp 2-3 lần so với khói thuốc thụ động bởi khói thuốc thụ động còn qua lớp đầu lọc và nó bị giữ 1 phần trong cơ thể người hút, còn khói thuốc phụ thì không, 100% chất độc tới con trẻ chúng ta.

 

Khói thuốc thụ động đe dọa tính mạng của nhiều trẻ em.

Như đã nói ở trên, trẻ em hít phải khói thuốc thụ động thường xuyên sẽ có tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường hô hấp cao hơn bình thường, đặc biệt nguy hiểm hơn nữa nếu các bé bị mắc các bệnh về hen suyễn thì số lần lên cơn hen, hay nhập viện cũng tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, khói thuốc phụ còn gây ra một số căn bệnh sau:

1. Viêm phế quản, viêm phổi: Đầu tiên luôn là căn bệnh viêm phế quản, viêm phổi chính bởi những độc tố nicotine, hắc ín có trong khói thuốc đầu độc cơ quan tiếp nhận đầu tiên – phổi, tiếp đến lượng oxy tới các mô, tế bào không đủ sẽ làm các bé khó thở, phát triển không bình thường.

2. Hen suyễn: trong những năm đầu đời, trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều nguy cơ mắc hen suyễn là rất cao. Những trẻ đã mắc căn bệnh này thì cần điều trị qua một thời gian dài và không thể dứt điểm được, nó sẽ đeo bám con bạn cho đến cuối cuộc đời.

3. Hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS): khó thở, thiếu oxy, bé rất dễ đột tử khi đang ngủ nếu tiếp xúc với khói thuốc lá lâu ngày.

4. Hơi thở ngắn: bởi việc làm tổn thương phổi, trẻ em không thể thở sâu được dẫn đến thiếu khí, khi trưởng thành cũng dễ cảm thấy mệt mỏi, chán nản bởi việc hít thở không sâu.

5. Nhiễm trùng tai: cũng bởi Tai – Mũi – Họng là 3 cơ quan liên quan mật thiết đến nhau, việc tiếp xúc với khói thuốc lâu ngày khiến trẻ dễ dàng bị nhiễm trùng tai, bệnh tình phát triển hơn thành viêm màng não cầu khuẩn, gây tàn tật về thần kinh, mất thính giác thậm chí có thể tử vong.

6. Viêm họng: tiếp theo là họng, viêm họng là căn bệnh phổ biến của trẻ nhỏ, khói thuốc làm cổ họng của trẻ bị nhiễm trùng dẫn đến trẻ bị viêm, đau họng.

7. Ho: việc tiếp xúc nhiều với khói thuốc, khiến trẻ dễ bị ho, kết hợp với ho và viêm họng, trẻ sẽ bị ho nhiều hơn nhiều khi có máu lẫn trong chất nhầy khi ho.

8. Hôi miệng: nicotine trong khói thuốc luôn phá hủy nướu và răng của người hút thuốc, tình trạng này tương tự đối với trẻ em sống cùng và hít phải khói thuốc phụ. Việc làm tổn thương nướu dẫn đến trẻ bị hôi miệng, khó khăn trong việc giao tiếp và phát triển một cách bình thường.

9. Khàn giọng: trong giai đoạn dậy thì, tiếng nói sẽ phát triển, khi trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc thì giọng nói của trẻ bị khàn, và việc lấy lại được giọng nói bình thường sau khi trưởng thành trở thành một việc vô cùng khó khăn.

10. Dễ cảm lạnh: nicotine trong khói thuốc lá tàn phá hệ thống miễn dịch của cơ thể, trẻ dễ ốm hơn, dễ cảm lạnh hơn mỗi khi thiết tiết thay đổi.

11. Ung thư: một trong những điều nguy hiểm nhất đối với trẻ khi tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá đó chính là bị ung thư từ khi còn nhỏ. Trong những năm đầu đời, trẻ có thể bị ung thư bạch huyết, ung thư máu và ung thư nào. Ngoài ra khi lớn lên, trẻ còn có thể bị ung thư phổi, ung thư vú hay những bộ phận khác trên cơ thể.

Ngoài việc tác động trực tiếp đến trẻ nhỏ, thì khói thuốc cũng tác động gián tiếp khi phụ nữ có thai và đang cho con bú hít phải khói thuốc thường xuyên. Những trẻ bú sữa từ người mẹ hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc phụ sẽ gặp nhiều nguy cơ nhất bởi hóa chất từ khói thuốc sẽ hòa lẫn bên trong sữa mẹ. Tác hại này cũng tương đương với hóa chất từ khói thuốc bên ngoài môi trường xung quanh bé.

Hay việc người mẹ đang mang thai, tỉ lệ sinh non, con dị tật hoặc mắc các bệnh dị tật bẩm sinh có tỷ lệ cao hơn người mẹ không tiếp xúc với khói thuốc.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trẻ em hít phải khói thuốc lá có tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp cao hơn 2-3 lần bình thường tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Những loại đồ uống gây "nguy hiểm" cho xương của bạn

Thực phẩm mà bạn tiêu thụ hàng ngày có thể ảnh hưởng đến xương của bạn. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sức khỏe xương, vẫn có những loại thực phẩm và đồ uống làm giảm sự hấp thụ Canxi và khiến xương, răng của bạn yếu hơn.

"Bật mí" những cách trị sẹo thâm ở chân nhanh và an toàn

Sẹo thâm được tạo nên khi vùng da bị tổn thương nhưng không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách. Để cho da bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời và bụi bẩn, vi khuẩn môi trường. Khiến cho da tổn thương sản sinh nhiều sắc tố melanin hình thành sẹo thâm, sẫm màu.