Trẻ mắc chứng tự kỷ có nguy cơ bị bắt nạt từ chính anh chị em của mình

Châu Giang
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra trẻ mắc chứng tự kỷ có nguy cơ bị bắt nạt cao hơn so với một đứa trẻ bình thường. Điều này xảy cả khi ở trường và trong chính ngôi nhà của những bạn nhỏ mắc chứng bệnh này.

Tự kỷ và bắt nạt

Tự kỷ (hay rối loạn phổ tự kỷ- ASD) là nhóm bệnh lý do những bất thường về mặt cấu trúc hoặc chức năng não bộ. Số lượng mắc tự kỷ nhiều nhất trong xã hội ngày nay chính là trẻ em và nguyên nhân được xác định là do di truyền.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học York, Đại học Manchester Metropolian và Đại học Warwick đã sử dụng dữ liệu của Nghiên cứu đoàn hệ thiên niên kỷ (MCS) để theo dõi cuộc sống của 19.000 thanh thiếu niên sinh ra trên khắp nước Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland từ năm 2000. Trong số những trẻ được chọn, có 230 người mắc chứng tự kỷ.

2/3 trẻ em 11 tuổi cho biết anh chị em trong nhà đã cố ý làm tổn thương bản thân các bạn ấy bằng sự trêu đùa thái quá thậm chí là bắt nạt trong chính cuộc sống thường ngày. Tỷ lệ đó giảm xuống khi trẻ em mắc chứng tự kỷ đến tuổi 14. Đặc biệt, hành vi bắt nạt được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tác động hai chiều. Nghĩa là bản thân trẻ tự kỷ sẽ vừa có thể là nạn nhân vừa có thể tấn công người khác.

Tiến sĩ Umar Tosseeb, tác giả của chính nghiên cứu cho biết trẻ em mắc chứng tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội. Điều này ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ của các bạn ấy với anh chị em trong nhà. Một vấn đề khác đó là khi chơi, trẻ tự kỷ cần nhận được nhiều tình cảm và sự quan tâm hơn từ cha mẹ so với người khác bởi nếu không được quan tâm có thể dẫn đến xung đột và bắt nạt. Mâu thuẫn dai dẳng giữa anh chị em ruột là điều đáng lưu tâm bởi nó là một phần trong quá trình trưởng thành của các bạn nhỏ.  

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng trẻ tự kỷ dễ bị bắt nạt ở trường hơn và khả năng đó tăng lên khi các bạn ấy gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi của mình. Một đánh giá năm 2015 được công bố trên tạp chí Autism Research cho thấy 44% trẻ em mắc chứng tự kỷ bị bắt nạt, 10% là thủ phạm của vụ bắt nạt và 16% vừa là kẻ bắt nạt vừa là nạn nhân. Hành vi tra tấn tinh thần bằng lời nói là phổ biến nhất. Đây là mối lo ngại cho những trẻ em bị bắt nạt ở trường và ở nhà vì nó không mang lại cho các bạn ấy bất kì sự giải thoát nào.

Cách xử lý bắt nạt giữa anh chị em

Kiti Freier Randall, Tiến sĩ, nhà tâm lý học phát triển thần kinh nhi khoa và giám đốc y tế của Trung tâm Đánh giá Tự kỷ ở San Bernardino, California cho biết: “Trong hầu hết các trường hợp trẻ em cãi nhau, tất cả trẻ nên được dạy cách xử lý tỉnh huống để không làm tổn hại ai hay hạ thấp danh dự của người khác”.

Mối quan hệ anh chị em ruột là mối quan hệ thân mật. Chúng ta chia sẻ với anh chị em của mình mọi thứ trong cuộc sống hằng ngày bao gồm cả sự ganh đua về tình cảm nhận được từ cha mẹ. Nếu một trẻ tự kỷ chủ động tấn công anh chị em của mình thì việc xác định nguyên nhân tại sao là vô cùng quan trọng.

Chúng ta cần biết bắt nạt là gì và bị bắt nạt là gì để có thể kiểm soát hành vi của chính mình cũng như hiểu được hành vi của người tự kỷ. Hãy luôn bao dung, có thái độ tôn trọng và chấp nhận với những bạn nhỏ mắc chứng bệnh này để mang lại cho các bạn ấy cảm thấy an toàn. Dần dần các bạn ấy sẽ thấy được bạn đang lắng nghe và có hành động ngăn chặn sự bắt nạt xảy ra.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trẻ mắc chứng tự kỷ có nguy cơ bị bắt nạt từ chính anh chị em của mình tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

10 xu hướng chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe năm 2024

Theo các chuyên gia y tế, các lành mạnh được đưa lên hàng đầu trong năm 2024 và tương lai, nhằm tránh nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính. Chế độ ăn uống tác động rất lớn đến hoạt động hằng ngày, mức năng lượng, thậm chí cả tâm trạng và sức khỏe tâm thần.

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.