Tròn mắt với món nộm hoa phượng “chứa cả tuổi thơ, gói trọn mùa hè”

hueanh
Sau món nộm hoa chuối, nộm hoa ban sống mãi trong nền ẩm thực nước nhà, một món nộm độc đáo khác đã được cộng đồng mạng cho “lên sóng” vì quá độc và lạ.

Phượng là loài hoa báo hiệu mùa hè đã tới và cũng là loài hoa của tuổi học trò. Đối với thế hệ học sinh thời trước, những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng đỏ hay những cuốn lưu bút ép chặt những cánh hoa là những điều quá đỗi thân thương.

Bên cạnh đó, hoa phượng cũng là thức ăn vặt thú vị mà các cô cậu học trò hay nhấm nháp. Nếu đã một lần thưởng thức, cái dư vị chua chua, chát chát đặc biệt này sẽ in sâu trong tâm trí của bạn. Ngày nay, món ăn từ hoa phượng đã được nâng lên một tầm cao mới khiến ai nấy nghe xong đều tròn mắt ngạc nhiên. Bạn đã từng thử món nộm gà hoa phượng chưa?

Vài ngày trước, bạn Phạm Lan đã chia sẻ trên group Không Sợ Chó một món ăn chứa cả tuổi thơ, gói trọn mùa hè với lời nhắn nhủ: “Sắp hết hè rồi, ăn gỏi hoa phượng để chia tay mùa hè. Cánh hoa đỏ ăn được luôn nhé, rất ngon, các bạn nên thử. Còn ai không tin là ăn được thì cứ mang gà sang nhà mình, mình làm cho ăn thử nhé!”.

Món ăn lạ làm từ hoa phượng thu hút hàng ngàn lượt tương tác

Món ăn này có cách chế biến khá đơn giản nhưng điểm nhấn thú vị chính là ở phần nguyên liệu. Nhiều người đã ồ lên khi thấy bạn Phạm Lan chia sẻ rằng cánh phượng đỏ có thể ăn, bởi thông thường người ta chỉ ăn cánh điệp (cánh màu trắng đỏ) mà thôi.

Bạn Bảo Linh bình luận: “Ngày xưa mình toàn chấm phượng với mắm tỏi, ăn ngon lắm”.

Bạn Chu Mỹ Linh chia sẻ: “Ăn cánh hoa non thì ngon chứ cánh hoa to, già rồi thì ăn bị chát đấy”.

Bạn Nam Sơn hào hứng: “Cánh phượng ăn chua chua ngon lắm, làm nộm có lẽ là hợp. Ôi tuổi thơ của mình”.

Bạn Nguyễn Gia Linh cũng chia sẻ thêm một món ăn cực lạ: “Lần sau bạn làm gỏi hạt phượng ăn thử nhé. Chọn quả phương xanh, bóc lớp màng bên ngoài hạt ra và trộn gỏi. Hạt vừa tới ăn rất ngọt và bùi. Nhắc đến lại thấy thèm!”.

Dưới đây, báo Thiếu niên Tiền phong cũng giới thiệu tới các độc giả công thức chế biến món gỏi hoa phượng của đầu bếp Cường Thịnh!

Chuẩn bị nguyên liệu

- Hoa phượng

- Mè rang

- Ngó sen

- Cà rốt cắt sợi

- Thịt ba chỉ

- Tôm

- Chanh, ớt

- Hành tây, hành tím

- Nước mắm

- Rau răm, rau thơm

- Bánh phồng tôm

Cách chế biến

Bước 1: Hành tây, hành tím thái lát mỏng. Ngó sen cắt khúc vừa ăn

Bước 2: Luộc chín tôm và thịt lợn và rớt ra tô nước lạnh. Tôm lột vỏ, thịt thái miếng mỏng.

Bước 3: Xay nhuyễn hỗn hợp nước sốt gồm: hoa phượng, 1,5 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng nước cốt chanh

Bước 4: Trộn gỏi

- Cho tôm, thịt vào tô, trộn với một ít nước sốt

- Cho hành tây, hành tim, các loại rau sống ăn kèm, hoa phượng nguyên cánh, cà rốt, ngó sen vào tô lớn, trộn đều. Rưới nước sốt vào hỗn hợp rau.

- Rắc mè rang lên món ăn.

Huệ Anh

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tròn mắt với món nộm hoa phượng “chứa cả tuổi thơ, gói trọn mùa hè” tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...

Tới Phú Thọ nhớ ăn bún cọ

Phú Thọ là vùng đất của “rừng cọ, đồi chè”. Đời sống của người dân nơi đây gắn bó với cây cọ bao đời nay. Lá cọ được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành; thân cọ làm ván sàn, cột nhà; còn quả cọ là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn. Để tớ kể các bạn nghe...