Nội dung chính
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Trưởng thành” có nghĩa là gì? Khi nhìn bản thân mình trong gương và nhớ lại những hành động cư xử của mình với tất cả mọi người, bạn tự hỏi liệu mình đã trưởng thành hay chưa. Hãy để Thieunien.vn giúp bạn hiểu rõ hơn về trưởng thành nhé!
1. Trưởng thành là gì?
Theo khoa học, trưởng thành là khả năng thích ứng được với môi trường xã hội, nhận thức được thời gian và địa điểm chính xác để có những cư xử đúng mực và biết được khi nào nên làm gì tùy theo hoàn cảnh, nền văn hóa xã hội mà ta đang sống.
2. Những kiểu trưởng thành thường thấy
Trường thành là một khái niệm rộng, đồng thời nó cũng được chia thành nhiều kiểu. Có 4 loại trưởng thành dễ bắt gặp nhất đó là trưởng thành về thể chất, tri thức, xã hội, cuối cùng là kiểu quan trọng nhất, trưởng thành về mặt cảm xúc.
2.1. Trưởng thành thể chất là gì?
Trưởng thành về mặt thể chất là điều dễ dàng nhận thấy nhất, đó là sự phát triển và lớn lên của cơ thể chúng ta. Ví dụ như khi các bạn nam dậy thì sẽ vỡ giọng, các bạn nữ cũng có nhiều sự thay đổi về cơ thể, đó là sự trưởng thành về mặt sinh học.
2.2. Trưởng thành tri thức là gì?
Trưởng thành tri thức là khả năng hiểu biết và sử dụng những kiến đó vào trong cuộc sống một cách có ích.Trưởng thành về mặt tri thức khác rất nhiều với việc bạn đạt được những thành quả trong cuộc sống. Ví dụ như một cậu bé có thể đạt được rất nhiều giải thưởng Toán học nhưng lại không ứng dụng được những kiến thức Toán của mình vào trong cuộc sống mà chỉ có thể giải toán như một chiếc máy tính thì đó không thể gọi là trưởng thành tri thức.
Điều thể hiện sự trưởng thành rõ nhất trong kiểu trưởng thành tri thức đó là khi bạn phát hiện ra bạn muốn học bởi bạn cần kiến thức chứ không phải học vì ai đó bắt ép. Đây là khi bạn nhận thức được tầm quan trọng của tri thức và bạn biết vận dụng nó để hỗ trợ cho mình trong cuộc sống và công việc.
2.3. Trưởng thành xã hội là gì?
Trưởng thành xã hội là khả năng mà bạn biết cách ứng xử như thế nào trong các tình huống xã hội phù hợp. Đây là kiểu trưởng thành vô cùng quan trọng bởi con người chúng ta không thể sống một mình mà bắt buộc phải sống hòa hợp cùng cả xã hội.
Những người trưởng thành về mặt xã hội sẽ biết ứng xử phù hợp theo từng tình huống cụ thể. Những người này thường sẽ có mức độ thành công cao hơn mọi người. Ngoài ra những người có chỉ số EQ cao cũng sẽ có mức độ trưởng thành xã hội nhanh và mạnh hơn. Nếu bạn không phải người sở hữu EQ cao cũng đừng lo lắng bởi kiểu trưởng thành này có thể luyện tập.
2.4. Trưởng thành cảm xúc là gì?
Đây là kiểu trưởng thành quan trọng nhất đối với mỗi con người. Trưởng thành cảm xúc là khả năng chịu đựng, giới hạn của người đó khi đối mặt với stress và khả năng kiểm soát cảm xúc của người đó trước những tình huống không giống như người ta mong muốn.
Sở dĩ trưởng thành về cảm xúc quan trọng bởi con người chúng ta không phải bộ máy, chúng ta được chi phối bằng cảm xúc rất nhiều. Phần lớn những hành động của chúng tra được não bộ điều khiển bằng cảm xúc.
Để trở thành người trưởng thành cảm xúc cũng tương tự như cách để trưởng thành xã hội, bạn cần phải luyện tập. Tuy nhiên cách hay nhất để trở thành người trưởng thành cảm xúc đó là đọc sách nhiều, nghiên cứu nhiều về những cảm xúc và tâm lý của con người. Bạn vừa có thể lý giải được tâm lý, tìm ra cách tháo gỡ các vấn đề bế tắc vừa có thể củng cố thêm cả trưởng thành tri thức cho mình.
3. Tại sao phải trưởng thành?
Dù không muốn đánh mất đi sự hồn nhiên ngây thơ của bản thân nhưng chúng ta vẫn buộc phải trưởng thành bởi trưởng thành giống như một quy luật của tự nhiên. Để sống hòa hợp với môi trường xã hội chúng ta cần trưởng thành để có những hành động, cư xử đúng mực với tất cả mọi người trong từng tình huống.
4. Làm thế nào để trở thành người trưởng thành
Trưởng thành không phải là cột mốc theo kiểu tới 20 tuổi sẽ trưởng thành thể chất, 30 tuổi trưởng thành tri thức,... Trưởng thành là một quá trình kéo dài vô tận từ khi bạn sinh ra cho đến khi bạn già. Trong suốt quá trình đó, việc bạn có thể làm là ngày một thu nạp nhiều kiến thức hơn và giúp đỡ những người khác cùng trưởng thành giống như mình.
Trưởng thành không nhất thiết lúc nào cũng phải tỏ ra chững chạc, mặt nhăn mày nhó, chúng ta vẫn có thể nhí nhố vui vẻ nhưng quan trọng phải đúng tính huống xã hội. Bên cạnh đó để trở thành người trưởng thành thực sự bạn cũng cần phải cân bằng 4 kiểu trưởng thành trong con người mình. Đó mới là một người trưởng thành thực sự.