Châu Phi vốn là nơi có lượng rác thải tăng nhanh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới, vì thế, chú Aristide cảm thấy môi trường nơi mình và mọi người sống đang bị đe dọa nghiêm trọng. Thế nên, cứ lúc nào rảnh rỗi, chú Aristide lại đi dọc bờ biển để thu gom hết các loại dép tông bị mọi người bỏ đi trôi dạt vào bờ.
Tranh của chú Aristide chủ yếu là các bức chân dung và tô điểm bằng các chữ cái. Vật liệu chính để sáng tác chính là… dép tông. Sau khi đi thu nhặt dép tông bị loại bỏ, chú đem rửa sạch, phơi khô rồi cắt chúng thành các miếng nhỏ có hình thù khác nhau. Sau đó, chú Aristide bắt đầu tiến hành quá trình “vẽ tranh” bằng cách hình dung ra nội dung tranh mình định vẽ, sau đó đem gắn các miếng dép tông đã sơn sẵn vào đúng vị trí để ghép thành một bức tranh ưng ý.
Chú Aristide chia sẻ: “Đối với tôi, những khuôn mặt trên các bức tranh đại diện cho xã hội. Mỗi mảnh ghép được sắp xếp khéo léo, đặt cạnh nhau mang ý nghĩa tượng trưng cho nhân loại. Con người cần một môi trường xanh sạch đẹp thì mới có thể sống lâu dài”. Và đó chính là lý do mà những bức tranh từ dép tông của chú Aristide ra đời.
Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Chăm học, số 19 năm 2024. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Chăm học. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé! |