Tuổi dậy thì cần làm gì để không gặp phải tình trạng gù lưng?

Minh Hồng
Hãy xây dựng cho mình thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày để cột sống chúng mình không như cột sống người 80 tuổi nhé!

Trong độ tuổi dậy thì, nếu bạn không chú ý đến một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống, nhất là tình trạng gù lưng. Dễ dàng để thấy rằng lười vận động và ngồi học không đúng tư thế có thể gây thêm áp lực lên các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả lưng dưới, cổ, và vai. Nếu không thay đổi, bạn sẽ rất dễ bị gù lưng.

Chỉnh sửa tư thế ngồi học

Tuổi dậy thì cần làm gì để không gặp phải tình trạng gù lưng? - Ảnh 1

Một số thói quen trong tư thế ngồi như cúi người về phía trước, ngả người ra đằng sau, ngồi xổm, vắt chéo chân... đều có thể là những nguyên nhân gây cong vẹo cột sống mà bạn thường làm hàng ngày. 

Do đó, bạn hãy chú ý sửa lại tư thế ngồi bằng cách ngồi thẳng lưng, điều chỉnh độ cao ghế ngồi phù hợp với chiều cao mặt bàn. Ngoài ra, khoảng 30 - 45 phút thì nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng để thư giãn cơ thể sau những giờ phút làm việc căng thẳng.

Luyện tập cho phần lưng dưới

Tuổi dậy thì cần làm gì để không gặp phải tình trạng gù lưng? - Ảnh 2

Để giảm bớt những cơn đau lưng và tránh bị gù, bạn có thể áp dụng phương pháp kéo giãn. Tuy nhiên, còn một bước quan trọng khác mà bạn cần thực hiện để hỗ trợ lưng về lâu dài đó là quản lý phần lưng dưới. Vì khi phần lưng trên bị cong quá mức sẽ khiến phần lưng dưới cong theo.

Bạn nên bắt đầu tập luyện cho cơ mông và cả vùng cơ core, bởi đây chính là những nhóm cơ phản đối sự cong của lưng dưới. Các bài tập như “dead bugs” hay “hip bridges” sẽ tăng cường sức mạnh cho cơ mông và cơ core, trong khi động tác “side-lying windmill” và tư thế “Spider Man” sẽ cải thiện khả năng vận động của hông và vai.

Hít thở đúng cách

Tuổi dậy thì cần làm gì để không gặp phải tình trạng gù lưng? - Ảnh 3

Hãy bắt đầu bằng cách ngồi hoặc nằm xuống, đặt một tay lên ngực, tay còn lại đặt trên bụng. Hít vào bằng mũi và cảm nhận bụng căng lên, tưởng tượng như bạn đang thổi pồng một quả bóng khi hít vào. Sau đó thở ra bằng mũi và làm xẹp quả bóng. Áp dụng phương pháp này trong suốt cả ngày dài sẽ khiến cải thiện được tư thế của mình, tránh tình trạng lưng bị uốn cong.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tuổi dậy thì cần làm gì để không gặp phải tình trạng gù lưng? tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Bàn gọn gàng - học dễ dàng

Việc sắp xếp bàn học gọn gàng và hợp lý là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên không gian học tập thoải mái. Nhưng không phải bạn nào cũng biết sắp xếp bàn học đúng cách đâu nhé!

Ngày Trứng Thế giới 2024: Tôn vinh giá trị dinh dưỡng và kết nối toàn cầu

Ngày Trứng Thế giới (World Egg Day) là sự kiện quốc tế thường niên được tổ chức vào thứ Sáu thứ hai của tháng 10, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của trứng trong dinh dưỡng và ngành công nghiệp thực phẩm. Năm 2024, Ngày Trứng Thế giới sẽ diễn ra vào thứ Sáu, 11/10, với chủ đề "Kết nối cộng đồng cùng trứng"

Lợi ích của việc thường xuyên ăn đậu bắp

Đậu bắp hay còn gọi là mướp tây, bắp chà… có nguồn gốc từ Tây Phi. Quả đậu bắp dáng dài, nhiều hạt bên trong và có độ nhớt. Ngày nay, quả đậu bắp được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi bởi giá trị dinh dưỡng lớn mà nó đem lại.