Phytochemical là hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe, có thể giúp chống lại ung thư và các bệnh khác. Trong một số nghiên cứu, uống nước ép trái cây nguyên chất ở mức độ vừa phải có liên quan đến việc hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Nước ép trái cây có thể là một phương pháp tiết kiệm chi phí để hỗ trợ các hướng dẫn về chế độ ăn uống đối với việc tiêu thụ trái cây. Nhiều trẻ em không ăn đủ trái cây. Trẻ em nên ăn từ 100-200g cây mỗi ngày tùy theo độ tuổi. Kết hợp nước ép trái cây và trái cây nguyên quả có thể giúp trẻ em dễ dàng có đủ trái cây trong chế độ ăn của mình. Nước ép trái cây cũng có thể cung cấp nhiều loại trái cây hơn quanh năm.

Nhược điểm của nước ép trái cây
Điều chính thiếu trong nước ép trái cây là chất xơ có lợi trong toàn bộ trái cây. Trẻ em ở Hoa Kỳ ăn ít hơn một nửa khẩu phần trái cây được khuyến nghị hàng ngày. Một nửa khẩu phần trái cây tiêu thụ đến từ nước ép. Ngoài ra, 9/10 trẻ em ở Hoa Kỳ không nhận đủ chất xơ.
Chất xơ từ trái cây có thể đặc biệt có lợi vì có chứa prebiotic. Trẻ em ăn nhiều trái cây nguyên quả có nhiều vi khuẩn có lợi hơn trong ruột. Loại vi khuẩn có lợi này có liên quan đến chức năng hệ thống miễn dịch tốt hơn. Chất xơ từ trái cây cũng có liên quan đến ít vi khuẩn có hại hơn và bảo vệ trẻ khỏi tiêu chảy do vi khuẩn.
Các lợi ích bổ sung của chất xơ từ trái cây có thể bao gồm: Giảm khả năng bị táo bón; giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột; giảm nguy cơ béo phì; giảm nguy cơ mắc bệnh tim; giảm cholesterol; giảm nguy cơ tăng huyết áp; giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2; giảm nguy cơ ung thư ruột kết,...
Nước ép trái cây là nguồn đường cô đặc đối với trẻ em. Với 1/2 cốc nước ép táo có 13 gam đường và 60 calo. Cùng một khẩu phần trái cây từ 1/2 cốc táo thái lát, chỉ có 30 calo, 5,5 gam đường và 1,5 gam chất xơ. Nước ép trái cây chứa lượng đường tương đương với soda trong mỗi khẩu phần.
Quá nhiều đường, ngay cả từ nước ép trái cây, có liên quan đến: Béo phì, đặc biệt là mỡ thừa quanh eo; vấn đề về gan; tăng đường huyết; tăng huyết áp; cholesterol cao; tăng nguy cơ đau tim; tTăng nguy cơ đột quỵ.
Sở thích đồ ngọt, uống nước ép có thể khiến trẻ em thích vị ngọt hơn nước lọc. Điều này có thể khiến nước ép thay thế các lựa chọn lành mạnh hơn như nước lọc hoặc sữa. Một nghiên cứu trên 75 trẻ em từ 3 đến 5 tuổi cho thấy, trẻ ăn nhiều rau hơn khi được phục vụ với nước lọc hơn là khi được phục vụ với đồ uống ngọt.
Hiệu ứng này vẫn tồn tại bất kể trẻ em kén ăn như thế nào. Phát hiện này cho thấy rằng những gì trẻ em uống có thể thiết lập kỳ vọng về khẩu vị đối với bữa ăn.

Hướng dẫn cho trẻ uống nước ép trái cây
Nếu trẻ em uống nước trái cây, hãy ghi nhớ những hướng dẫn sau:
Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước ép trái cây.
Giới hạn lượng nước ép trái cây uống mỗi ngày không quá 120 ml đối với trẻ em từ 1 đến 3 tuổi.
Giới hạn lượng nước ép trái cây uống mỗi ngày không quá 120 đến 180 ml đối với trẻ em từ 4 đến 6 tuổi.
Giới hạn lượng nước ép trái cây uống mỗi ngày không quá 240 ml đối với trẻ em từ 7 đến 18 tuổi.
Không nên cho trẻ uống nước ép trong bình hoặc cốc tập uống vì điều này sẽ khiến trẻ uống quá nhiều.
Dùng cùng với bữa ăn trong 1 lần dùng và không mang theo trong cốc suốt cả ngày. Điều đó có thể dẫn đến sâu răng.
Không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi đi ngủ vì nó có thể gây sâu răng.
Không nên cho trẻ uống nước ép chưa tiệt trùng vì nó có thể chứa vi khuẩn gây bệnh.
Không nên cho trẻ uống nước ép nếu trẻ tăng cân quá chậm hoặc quá nhanh.
Khuyến khích trẻ ăn trái cây nguyên quả thay vì uống nước ép trái cây.