Vật Làng Sình vào hội

Mi Kha - Ngọc Thạnh
Ngày mồng 10 tháng Giêng hằng năm, người dân Huế lại nô nức đến với Làng Sình để tham gia và theo dõi hội vật truyền thống của người dân địa phương.

Những người già trong Làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang) thường kể rằng, hội vật có từ thời chúa Nguyễn (cách đây hơn 200 năm) và lưu truyền cho đến nay với niềm mong ước dân làng được bình yên, khoẻ mạnh, mùa màng bội thu…

Tương truyền, nơi gặp nhau ở hạ nguồn của sông Hương và sông Bồ đã tạo thành làng Sình có cảnh đẹp như tranh với bãi đất bồi màu mỡ, rộng rãi nên được các chúa Nguyễn chọn làm nơi cho quân lính triều đình luyện tập võ. Thời ấy, trong làng có một thiếu niên say mê tập rèn, đã hăng hái tòng quân chống giặc ngoại xâm.

Những năm tháng sau khi hoàn thành nghĩa vụ, ông trở về quê hương lập gia đình, giúp ích dân làng. Để cho cháu con tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy, ông bày ra những hội đấu vật vui, đầy tinh thần thượng võ, giúp chúng thường xuyên rèn luyện nâng cao sức khỏe, bồi đắp lòng dũng cảm, mưu trí tinh thông.

Kể từ đó, Hội vật làng Sình trở thành ngày hội lớn, là điểm vui xuân thú vị của Huế mỗi dịp Tết đến xuân về. Mời các bạn theo chúng mình về với Hội vật làng Sình này nhé! 

Từ sáng sớm, không khí lễ hội đã rộn ràng với bao băng rôn- cờ hoa, tiếng trống làng vang xa rộn rã, người người nô nức đổ về… Võ đài là sới vật hình vuông bằng đất bột, rộng khoảng 7-8m, cao hơn 1m được giăng dây bảo vệ xung quanh.
Từ sáng sớm, không khí lễ hội đã rộn ràng với bao băng rôn, cờ hoa, tiếng trống làng vang xa rộn rã, người người nô nức đổ về. Sới vật có hình vuông bằng đất bột, rộng khoảng 7-8m, cao hơn 1m được giăng dây bảo vệ xung quanh
Vị trưởng làng đánh trống, chính thức khai hội
Vị trưởng làng đánh trống, chính thức khai hội
Các đô vật lần lượt so tài theo tuổi thiếu niên, thanh niên, hạng cân, giới tính. Trận đấu được điều khiển bằng nhịp độ tiếng trống.
Các đô vật lần lượt so tài theo tuổi thiếu niên, thanh niên, hạng cân, giới tính. Trận đấu được điều khiển bằng nhịp độ tiếng trống.
Các đô vật không chỉ là người địa phương mà bất kỳ khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu. Ngoài sức khoẻ, họ còn có kỹ thuật, thao tác nhanh nhạy.
Các đô vật không chỉ là người địa phương mà bất kỳ khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu. Ngoài sức khoẻ, họ còn có kỹ thuật, thao tác nhanh nhạy
Nhanh, kiên trì và mưu trí để nhìn ra được thế yếu của đối phương mà đô vật ra đòn. Người thắng 3 trận sẽ được vào vòng bán kết, tiếp tục đến vòng chung kết.
Nhanh, kiên trì và mưu trí để nhìn ra được thế yếu của đối phương mà đô vật ra đòn. Người thắng 3 trận sẽ được vào vòng bán kết, tiếp tục đến vòng chung kết
:        “Trông anh đô vật làng mình
              Mặt mũi hiền lành chỉ tội… lấm lưng!”
Vật được đối phương “lấm lưng trắng bụng” (ít nhất một phần lưng phải lấm đất, bụng ngửa lên trời) và giữ yên tư thế ấy trong 3 giây là thắng.
“Trông anh đô vật làng mình/Mặt mũi hiền lành chỉ tội… lấm lưng!”. Vật được đối phương “lấm lưng trắng bụng” (ít nhất một phần lưng phải lấm đất, bụng ngửa lên trời) và giữ yên tư thế ấy trong 3 giây là thắng.
Hội vật là một sân chơi đầu xuân đầy ý nghĩa, chỉ diễn ra trong một ngày để ngày hôm sau là khởi đầu cho một năm lao động mới thành công
Hội vật là một sân chơi đầu Xuân đầy ý nghĩa, chỉ diễn ra trong một ngày để hôm sau là khởi đầu cho một năm mới lao động thành công

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Vật Làng Sình vào hội tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Về Bắc Ninh trải nghiệm chợ Âm Dương

Độc đáo phiên chợ mỗi năm chỉ tổ chức một lần vào ban đêm, người mua không đếm tiền, người bán không mặc cả và đi chợ không được ồn ào... Đó là những nét văn hóa thú vị vẫn được duy trì từ xưa tới nay tại phiên chợ Âm Dương (khu phố Xuân Ổ A, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

Chuyện ngai vàng nhà Nguyễn

Ngai vàng là nơi ngự tọa của nhà vua - người nắm quyền lực tối cao của một triều đại phong kiến. Ngày xưa, dù chỉ là đứng từ xa để thoáng nhìn ngôi báu và bóng dáng vua thôi cũng là điều khó như… lên trời vậy! Và hẳn các bạn sẽ rất tò mò về “chiếc ghế quyền lực” này?

Tết Nguyên Đán: Xem ván đấu cờ người

Trong tiết trời xuân ấm áp của những ngày đầu năm mới, mời bạn ghé thăm “Vùng đất mỏ anh hùng” Quảng Ninh để xem một lễ hội truyền thống độc đáo đã có từ hàng trăm năm nay: Cờ người.

Du xuân, đi lễ đầu năm

Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, chúng mình thường được bố mẹ, ông bà cho du xuân, đi lễ đầu năm. Đây là truyền thống có từ lâu đời với nhiều hình thức khởi hành khác nhau. Hãy điểm qua một số hình thức khởi hành đầu năm mới nhé!

Vui với "Tết xưa" trong tranh dân gian

Tết đến xuân về, không khí tưng bừng, rộn rã khắp nơi, các trò chơi dân gian vui nhộn cũng là một phần không thể thiếu. Hãy cùng khám phá những thú chơi “Tết xưa” trong tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống, bạn nhé!