Về làng Vân xem Hội vật cầu nước

TNTP Chủ Nhật
Vật cầu nước là lễ hội đặc sắc, gắn liền với lịch sử và truyền thống của làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Đây là dịp để người dân tưởng nhớ những anh hùng dân tộc, đồng thời thể hiện niềm khao khát mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân trồng lúa nước.

Khởi nguồn từ huyền thoại anh hùng

Lễ hội Vật cầu nước làng Vân mang đậm yếu tố tâm linh, thể hiện lòng biết ơn đối với Đức Thánh Tam Giang – người đã giúp dân làng chiến thắng thế lực yêu ma quỷ quái.

Các quân cầu thực hiện nghi lễ
trước khi tham gia vào cuộc tranh cầu cam go
Các quân cầu thực hiện nghi lễ trước khi tham gia vào cuộc tranh cầu cam go

Tích xưa kể lại: Khi quân Lương tấn công nước ta, vua Triệu Quang Phục cùng quân sĩ đã chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược. Chiến thắng trở về, đi ngang qua đầm Dạ Trạch, nghĩa quân đã bị đám quỷ đen quấy phá. Hai anh em Trương Hống, Trương Hát (sau khi mất được phong làm Thánh Tam Giang) vốn là hai vị tướng tài giỏi của vua Triệu, đã giao đấu với lũ yêu quái. Không thể đánh bại những vị anh hùng, lũ quỷ đen liền quy phục hai anh em. Từ đó, dân làng tổ chức hội Vật cầu nước vào ngày hóa của Thánh để tưởng nhớ chiến công của hai vị.

Những trai làng khỏe mạnh đến từ 4 giáp trong làng được chọn làm quân cầu
Những trai làng khỏe mạnh đến từ 4 giáp trong làng được chọn làm quân cầu

Nét đẹp của nền văn minh lúa nước

Hội Vật cầu nước là một nét đẹp của văn minh lúa nước đồng bằng Bắc Bộ, phản ánh tín ngưỡng nông nghiệp sâu sắc. Trong đó, quả cầu tròn tượng trưng cho mặt trời, là nguồn sống cho mọi sự vật trên thế gian. Các quân cầu thi đấu nhằm “giành” lấy ánh mặt trời, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa. Chính vì thế, sự tham gia của những thanh niên trai làng không chỉ là thể hiện tinh thần đoàn kết, sức mạnh thể chất mà còn là một biểu tượng của sức sống mạnh mẽ của cộng đồng làng Vân. Ngoài ý nghĩa tâm linh, lễ hội còn là dịp để rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn niềm đam mê vận động và nâng cao tinh thần thể dục thể thao của cộng đồng.

Những trận cầu hấp dẫn,
những tuyển thủ “lấm lem” bùn đất
Những trận cầu hấp dẫn, những tuyển thủ “lấm lem” bùn đất

Với những giá trị văn hóa độc đáo, Lễ hội Vật cầu nước làng Vân đã được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia vào năm 2022. Lễ hội đã góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa dân gian, trở thành niềm tự hào của người dân Bắc Giang, là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích tìm hiểu về văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Những trận đấu cam go

Lễ hội Vật cầu nước được tổ chức 4 năm một lần, từ ngày 12 – 14 tháng Tư Âm lịch. Các công đoạn chuẩn bị cho lễ hội đều rất nghiêm ngặt và đặc biệt. Trước lễ hội, làng Vân sẽ bầu chọn những người có uy tín, khỏe mạnh để tham gia vào các công việc trọng yếu như ban tế, quân cầu và các vai trò điều hành lễ hội. Quân cầu phải là những trai làng chưa vợ, khỏe mạnh và có tinh thần đồng đội cao. Đặc biệt họ phải xuất thân từ 4 giáp trong làng. Mỗi giáp cử ra 4 người tham dự, tổng cộng là 16 quân cầu.

Tất cả đều thi đấu hết mình
với tinh thần thể thao nhiệt huyết
Tất cả đều thi đấu hết mình với tinh thần thể thao nhiệt huyết

Khi lễ tế kết thúc, các quân cầu sẽ vào sân vật cầu rộng lớn, bao quanh là bùn đất, tượng trưng cho khu đầm lầy. Các quân cầu được chia thành hai đội: mỗi bên 8 người, mục tiêu là đưa quả cầu vào hố của đối phương. Cuộc tranh tài diễn ra quyết liệt trong sự cổ vũ nhiệt tình của người dân. Mỗi trận kéo dài hai giờ đồng hồ. Mỗi quả cầu được thả vào lỗ của đối phương sẽ được tính là một điểm. Trận đấu có thể kéo dài suốt 3 ngày, với các trận đấu dồn dập và không thiếu những pha gay cấn. Các quân cầu đều thể hiện quyết tâm chiến thắng. Mặc kệ bùn đất trơn trượt, cả người lấm lem. Tất cả đều thi đấu hết mình với tinh thần thể thao nhiệt huyết.

Ngoài việc thi đấu, lễ hội còn bao gồm các nghi thức truyền thống như uống rượu trận, ăn cỗ và tạ ơn các thần linh đã phù hộ cho làng. Trong những ngày này, làng quê yên bình đã tràn ngập không khí lễ hội sôi động với tiếng trống, chiêng vang vọng khắp muôn nơi.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm TNTP Chủ Nhật. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm TNTP Chủ Nhật. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Về làng Vân xem Hội vật cầu nước tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Cửa Bắc - Cổng thành in ký ức

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm vừa mang dấu ấn lịch sử vừa sở hữu vẻ đẹp cổ kính để khám phá thì Cửa Bắc ở Hà Nội chính là một lựa chọn không thể bỏ qua đâu nhé!

Sân chơi vui mê tơi

Nếu bạn từng mơ ước một lần được hóa thân thành Thánh Gióng, cưỡi ngựa sắt, vung roi thần trừ giặc thì sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Vườn Giám thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội) là điểm đến không thể bỏ qua trong mùa Hè này đấy!

Khám phá Thảo Cầm Viên

Nằm giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh, Thảo Cầm Viên là một khu vui chơi với nhiều trò chơi thú vị, đồng thời cũng là “ngôi nhà chung” của hàng ngàn loài động vật quý hiếm. Tớ mong được khám phá nơi này từ lâu lắm rồi, vì thế nhân dịp nhóc em họ từ quê ra chơi, tớ liền xin mẹ cho đi Thảo Cầm Viên và thật sung sướng vì mẹ đã gật đầu cái rụp.

"Hóa thạch sống" của Trái Đất

Nhà tự nhiên học Charles Darwin là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ "hóa thạch sống" vào năm 1859. Đây là thuật ngữ chỉ những loài gần như không tiến hóa trong hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu năm và có vẻ ngoài giống hệt tổ tiên của chúng.

"Viên ngọc đỏ" của tháng Ba

Khi hoa gạo nở là những đợt lạnh cuối cùng sắp đi qua, cái lạnh thưa thớt dần và chuẩn bị chuyển tiếp sang mùa hè. Ca dao từ xưa đã coi hoa gạo như một tín hiệu dự báo thời tiết. Ở thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) có một cây gạo cổ thụ mỗi khi nở hoa là đỏ rực rỡ cả một góc trời.

Bất ngờ với những trái tim "kỳ quặc"

Thế giới động vật có rất trái tim “kì quặc” nhiều điều kỳ thú. Chỉ riêng câu chuyện xung quanh trái tim của các loài động vật thôi cũng đủ khiến bạn “Mắt chữ A, mồm chữ O” luôn đó.