Vì sao chúng ta thường không nghe thấy gì khi ngủ?

Minh Hồng
Mà nếu có âm thanh gì, chắc chắn bạn sẽ vô cùng khó chịu và chẳng ngủ nổi đâu.

Trong khi ngủ, tai của chúng ta vẫn làm việc bình thường nhưng bộ não khi đó hoạt động như một thiết bị lọc và quyết định chúng ta đáp lại âm thanh đó và thức dậy hay là ngủ tiếp. Cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động va mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc.

Nếu thức dậy thì sau đó chúng ta có thể nhớ được là đã nghe thấy âm thanh đó, nhưng nếu không thức dậy thì coi như chúng ta chưa hề nghe thấy gì. Đây là một công cụ đặc biệt vì nó bảo vệ giấc ngủ để chúng ta không bị đánh thức bởi bất cứ thứ gì xảy ra xung quanh trong khi ngủ.

 

Vì sao chúng ta thường không nghe thấy gì khi ngủ? - Ảnh 2

Nhưng như thế không có nghĩa là cơ thể hoàn toàn “đóng cửa” với thế giới bên ngoài, bởi như vậy thì lại rất nguy hiểm.

Chúng ta dễ bị đánh thức bởi những tiếng động lớn hơn là tiếng động nhỏ. Ví dụ: tiếng động do ai đó đánh rơi một vật cứng xuống nền nhà trong đêm dễ làm chúng ta giật mình và thức giấc, nhưng chúng ta vẫn ngủ mà không biết đến tiếng muỗi vo ve xung quanh mình.

Đặc biệt, nếu đó là âm thanh bất thường hoặc quan trọng cũng dễ làm chúng ta thức giấc. Bộ não nhận định các âm thanh bất thường là mối đe dọa và cảnh báo chúng ta về mối nguy hiểm đó. Điều này giúp cho chúng ta quyết định có cần tự vệ hay bỏ chạy hay không khi thấy cần thiết.

Bộ não cũng có khả năng đánh thức cơ thể khi có những âm thanh mà não cho là quan trọng, ví dụ như tên gọi của chúng ta chẳng hạn. Chúng ta dễ bị đánh thức khi ai đó gọi tên mình hơn là gọi tên người khác.

Vì sao chúng ta thường không nghe thấy gì khi ngủ? - Ảnh 3

Khi rơi vào giấc ngủ nông, chúng ta dễ bị đánh thức hơn khi ngủ sâu. Thông thường, chúng ta ngủ sâu hơn trong nửa đầu của đêm và ngủ nông hơn về nửa sau. Vì thế chúng ta có thể lập tức bị tiếng gà gáy đánh thức dậy ngay khi trời vừa chuyển sang bình minh, còn trước đó vẫn ngủ say vì bộ não đã bỏ qua tiếng gáy đó vào lúc trước khi chúng ta đang trong giai đoạn ngủ sâu.

Vì sao chúng ta thường không nghe thấy gì khi ngủ? - Ảnh 1

Tất nhiên, cũng tùy mức độ nhạy cảm với âm thanh khác nhau, mỗi người có bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn khác nhau khi ngủ. Chẳng hạn nếu bạn là người nhạy cảm với tiếng ồn, bạn sẽ không thể nào ngủ nổi khi xung quanh bạn bè thì thầm to nhỏ, trong khi có người khác lại ngủ say sưa.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vì sao chúng ta thường không nghe thấy gì khi ngủ? tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Lợi ích bất ngờ của trà xanh khi uống mỗi ngày

Uống hai tách trà xanh mỗi ngày có thể mang lại nhiều thay đổi tích cực cho sức khỏe sau một tháng. Trà xanh, loại trà chưa lên men phổ biến, chứa nhiều dưỡng chất từ lá tươi như polyphenol và chất diệp lục, giúp chống oxy hóa hiệu quả. Việc uống trà xanh thích hợp với mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt mang lại lợi ích sức khỏe cho người trung niên và cao tuổi.

"Đọc vị" viêm tai giữa

Nếu một ngày bạn chợt cảm thấy tai mình đau nhói, có dịch tai chảy ra, hoặc cảm giác tai ọc ọc như có nước ở bên trong, khả năng nghe giảm hẳn… thì xin chia buồn, rất có thể căn bệnh viêm tai giữa đã “ghé thăm” bạn rồi đấy!

Lợi ích và lưu ý khi ăn mướp đắng

Mướp đắng là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, không chỉ được chế biến thành nhiều món ngon mà còn dùng để hãm trà. Ngoài hương vị đặc trưng, mướp đắng còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cách chăm sóc da mùa Đông phái đẹp cần lưu ý

Khi thời tiết trở nên lạnh hơn vào những ngày cuối năm, làn da sẽ khô và dễ xỉn màu. Để giải quyết vấn đề này, phái đẹp chỉ cần áp dụng một vài thay đổi nhỏ giúp làn da sẽ luôn ẩm mượt và hồng hào trong những ngày lạnh sắp tới.