Vui đón xuân cùng hội "Trâu rơm, bò rạ"

Minh Duy
Cứ vào ngày mồng 4 Tết Nguyên đán hằng năm, cư dân xã Đại Đồng (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) lại nô nức tham dự hội “Trâu rơm, bò rạ”. Đây là lễ hội truyền thống đặc trưng cho văn hóa lúa nước Đồng bằng Bắc bộ.

Nét đẹp văn hóa lâu đời

Lễ hội gắn liền với một sự kiện lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt. Tương truyền, sau khi dẹp giặc Ân, tướng Đinh Thiên Tích đã đưa quân về làng Bích Đại mừng chiến thắng. Để đáp lại nguyện vọng mong muốn làng ngày càng đông vui và thịnh vượng, tướng quân đã tổ chức buổi lễ rước cầu, mọi người mặc áo xanh, đỏ, vác cày và bện những con trâu, con bò bằng rơm, tượng trưng cho sự đoàn kết và sức mạnh lao động.

Bên cạnh tâm điểm là những chú trâu rơm bò rạ,
nhiều nghề cổ cũng được tái hiện tại lễ hội.
Bên cạnh tâm điểm là những chú trâu rơm bò rạ, nhiều nghề cổ cũng được tái hiện tại lễ hội.

Từ năm 1996, lễ hội được khôi phục, giữ nguyên nét cốt lõi của hội xưa. Từ đó, hoạt động này trở thành nét văn hóa đặc sắc của xã Đại Đồng.

Không khí lễ hội sôi động

Từ sáng tinh mơ ngày mồng 4 Tết, không khí lễ hội đã bắt đầu nhộn nhịp. Cư dân hai làng Đồng Vệ và Bích Đại tập trung đông đảo ở sân đình. Các cụ cao niên trong làng cùng các thanh niên, thiếu niên hoàn tất khâu chuẩn bị cuối cùng.

Những chú
“nghé con”
cũng đã sẵn sàng
“xuống ruộng”
đầu năm.
Những chú “nghé con” cũng đã sẵn sàng “xuống ruộng” đầu năm.

Điểm nhấn của lễ hội là những con trâu, con bò làm bằng rơm vàng óng được tuyển chọn kỹ từ mùa gặt trước. Theo lời kể của các cụ già trong làng, mỗi nhà có trâu và “sạch bụi” (không có tang) đều phải “sắm” một con trâu, bò bằng rơm, rạ đem ra sân đình làm lễ.

Sau khi dâng hương cầu một năm mới sung túc, các hoạt động chính của hội bắt đầu diễn ra. Tiếng trống, tiếng chiêng vang lên, người dân khoác lên mình bộ đồ hình trâu bò bằng rơm rạ, bắt đầu thể hiện động tác xuống đồng. Mỗi một con trâu cần có 3 người, một người cày, 2 người đội trâu. Người tung trấu, người gieo mạ, tái hiện cảnh canh tác nông nghiệp vô cùng sôi nổi.

“Con trâu đi trước
cái cày đi sau”-
hình ảnh đặc trưng
của văn hóa lúa nước Đồng bằng Bắc bộ.
“Con trâu đi trước cái cày đi sau”- hình ảnh đặc trưng của văn hóa lúa nước Đồng bằng Bắc bộ.

Bên cạnh phần diễn tấu của trâu rơm, bò rạ, nhiều hoạt động khác cũng được tổ chức, như trò diễn “tứ dân chi nghiệp”. Người dân vào vai nông dân, thầy đồ, thương nhân, thợ mộc, tượng trưng cho 4 tầng lớp: sĩ, nông, công, thương. Nhiều trò chơi văn hóa dân gian cũng được diễn ra, thu hút đông đảo người dân và du khách tham dự.

Lễ hội “Trâu rơm, bò rạ” thể hiện mong ước
về một năm mưa thuận, gió hòa, cây cối
đâm chồi nảy lộc,
gia súc, gia cầm sinh sôi.
Lễ hội “Trâu rơm, bò rạ” thể hiện mong ước về một năm mưa thuận, gió hòa, cây cối đâm chồi nảy lộc, gia súc, gia cầm sinh sôi.

Qua những hoạt cảnh lao động hằng ngày, người dân muốn gửi gắm mong ước về một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, gia súc phát triển. Đây cũng là dịp để người dân xã Đại Đồng thể hiện sự tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời. Hội “Trâu rơm, bò rạ” là nét đặc trưng cho nền văn minh lúa nước Bắc bộ Việt Nam.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm TNTP Chủ Nhật. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm TNTP Chủ Nhật. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vui đón xuân cùng hội "Trâu rơm, bò rạ" tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Áo dài Việt ở xứ sở hoa anh đào

Mỗi khi Tết đến Xuân về, trên mọi nẻo đường quê hương đất nước mình, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các mẹ, các chị thả dáng thướt tha trong tà áo dài truyền thống. Bên những vườn hoa rực rỡ sắc màu, tà áo dài mềm mại dịu dàng buông trong gió lại càng tôn lên vẻ duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam.

Thăm làng trồng "ngọc xanh" 500 năm tuổi

Ở thôn Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội), không khí Tết Nguyên đán năm nào cũng “rục rịch gõ cửa” từ sớm nhờ khung cảnh nô nức, nhộn nhịp của vụ thu hoạch lá dong tất bật nhất trong năm…

Chốn bình yên giữa "đảo ngọc"

Nằm dưới chân núi Hàm Ninh ở phía Đông hòn “đảo ngọc” Phú Quốc (Kiên Giang), làng chài cổ Hàm Ninh là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên và ẩm thực miền biển. Đến đây, bạn có cơ hội thưởng thức những món hải sản tươi ngon, cảm nhận không khí trong lành và hòa mình vào nhịp sống bình dị của ngư dân địa phương.

Mặt Trăng: Nóng hay lạnh?

Mặt Trăng thường được hình dung như một khối đá lạnh lẽo, cằn cỗi và không có sự sống. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiệt độ trên bề mặt Mặt Trăng có thể dao động cực kỳ mạnh, lên tới 200 độ C vào ban ngày khi ánh sáng Mặt Trời chiếu trực tiếp. Ngược lại, khi đêm buông xuống, nhiệt độ có thể giảm sâu đến -173 độ C.