Hội bạn nam được gọi là phái mạnh vì sở hữu thân hình to lớn với khung xương to, cơ bắp khoẻ mạnh và sức khoẻ dẻo dai. Tuy nhiên, dù là phái mạnh thì cơ thể chúng ta vẫn có những “điểm yếu” nhất định cần được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận.
Dưới đây là 5 bộ phận như thế:
1. Tim
Nam giới chiếm phần lớn trong số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim trên toàn thế giới mỗi năm, tỷ lệ chữa khỏi chỉ là 2/3. Nguyên nhân chính khiến bệnh thường xuất hiện ở nam giới hơn là do những thói quen xấu như ăn quá nhiều chất béo, hút thuốc, uống rượu, thức khuya...
Ngoài ra, căng thẳng và hay cáu gắt cũng là một trong những yếu tố gây bệnh nhiều hơn cho nam giới. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, ngay từ khi còn trẻ, bạn cần duy trì trạng thái cảm xúc tốt, bỏ những thói quen xấu, tập thể dục mỗi ngày và bổ sung lượng vitamin C cần thiết (ăn táo gai hoặc tỏi là thích hợp nhất).
2. Gan
Tỉ lệ nam giới mắc các bệnh về gan cao hơn hẳn nữ giới. Điều này đến từ thói quen sử dụng đồ uống có cồn, không có lợi cho sức khoẻ.
Trong các đồ uống có cồn có thành phần etanol, sau khi etanol vào cơ thể con người thì phần lớn được chuyển hóa ở gan. Nếu bạn uống nhiều, trong thời gian dài, gan sẽ mất đi khả năng giải độc. Do đó, hãy từ bỏ thói quen xấu này và bổ sung thêm nhiều sữa chua trong khẩu phần ăn.
3. Dạ dày
Để ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày, hãy hạn chế ăn uống quá độ thường xuyên, nên có định lượng rõ ràng, không ăn quá no và cố gắng nhai chậm.
4. Tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một tuyến quan trọng trong cơ thể chúng ta. Các bệnh phổ biến nhất của nam giới cũng liên quan đến tuyến tiền liệt. Một trong những thói quen khi còn trẻ dẫn đến căn bệnh liên quan đến bộ phận này là ngồi nhiều.
Ngồi nhiều, ngồi một chỗ trong thời gian dài cũng gây áp lực không nhỏ cho tuyến tiền liệt. Khi ngồi lâu, áp lực lên tuyến tiền liệt sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, gây tắc nghẽn và khiến dịch tuyến tiền liệt khó bài tiết ra ngoài, từ đó dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tuyến tiền liệt.
5. Khu vực “cậu bạn nhỏ”
“Cậu bạn nhỏ” nhất là khu vực tinh hoàn có lẽ là điểm yếu của nam giới mà ai cũng biết.
Nhiều yếu tố có thể gây ra sự co rút và suy giảm chức năng của nó. Chẳng hạn như tuổi dậy thì bị quai bị kèm theo viêm tinh hoàn, tinh hoàn bị tổn thương do chấn thương hoặc phẫu thuật, mắc các bệnh ảnh hưởng đến miễn dịch... đều có thể làm tổn thương tinh hoàn. Các khối u tinh hoàn lành tính thường hiếm gặp, một khi khối u xuất hiện thì rất có thể nó là ác tính.