Bạn sẽ phải e ngại việc mượn hoặc cho mượn tai nghe khi biết những nguyên nhân sau

Việt Chinh
Có thể coi tai nghe như một chiếc bàn chải đánh răng của mỗi người nên tốt nhất bạn nên hạn chế tối đa. Nguyên nhân dưới đây sẽ khiến bạn phải rùng mình.

Ve tai

Thường xuất hiện ở các loài vật nuôi như chó, mèo, ve tai có khả năng lây sang con người. Với những ai nuôi thú cưng thì khả năng đó càng cao. Với người không trực tiếp nuôi động vật thì vẫn có khả năng bị bởi nguồn lây từ hàng xóm, bạn bè,... Ngay cả khi thú cưng của bạn được vệ sinh sạch sẽ thì vẫn có thể có ve tai. Bởi đây là loài rất nhỏ bé ký sinh trong môi trường tai.

Ve tai hoặc trứng của ve tai rất dễ bám vào phần rìa trong của tai nghe và lây sang người khác nếu dùng chung tai nghe. Khi nhiễm ve tai, bạn sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu, thậm chí là viêm tai và không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến giảm thính lực hoặc điếc.

Ve tai có thể lây qua việc dùng chung tai nghe với người có ve tai

Vi khuẩn và virus gây bệnh

Môi trường trong tai là nơi ẩm ướt, rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vậy nên, việc đeo chung tai nghe với những người mà tai có nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh thì vô tình bạn cũng bị truyền sang.

Các loại tai nghe, đặc biệt lại loại có mút cao su nhằm cách âm tốt với bên ngoài sẽ khiến tai bạn bị bít chặt. Tai sẽ không thể lưu thông khí, môi trường bên trong dần dần tăng nhiệt và độ ẩm, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Đó là còn chưa kể, chiếc tai nghe trước đó đã được để ở những nơi như túi xách, mặt bàn hay thậm chí là rơi xuống đất,... nên đã chứa cả ổ vi khuẩn rồi. Vậy nên, việc bạn thường xuyên đeo tai nghe dù là của chính mình thì cũng là điều không nên. Thế thì càng có lý do để bạn không nên mượn hoặc cho người khác mượn tai nghe vì bạn đâu biết chiếc tai nghe đó đã được sử dụng và vệ sinh như thế nào.

Tai nghe có thể là ổ vi khuẩn bên cạnh bạn

Nấm tai

Nấm tai là một bệnh lý tai mũi học phổ biến ở mọi độ tuổi. Tùy cơ địa mỗi người, độ ẩm ướt của môi trường trong tai sẽ khác nhau. Khí hậu ở Việt Nam với đặc trưng nóng ẩm cũng là một yếu tố khiến môi trường trong tại bạn dễ phát triển nấm. Vậy nên, nếu không được vệ sinh thường xuyên thì dễ bị nấm tai.

Nấm sẽ lây qua các dụng cụ vệ sinh tai như tăm bông, que lấy ráy tai và tai nghe cũng không ngoại lệ. Vậy nên, bạn nên cân nhắc về việc mượn hoặc cho mượn tai nghe. Ngứa vì nấm tai rất dễ nhầm lẫn với các cơn ngứa tai thông thường nên nếu có biểu hiện thường xuyên thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám cho chính xác.

Thường xuyên đeo tai nghe của chính mình cũng đã là điều không nên

Nếu không thể tránh được việc mượn hoặc cho mượn tai nghe trong một số trường hợp thì hãy chú ý vệ sinh nó thật cẩn thận. Bạn có thể tẩm dung dịch vệ sinh hoặc cồn vào giấy mềm và lau tai nghe để diệt khuẩn.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bạn sẽ phải e ngại việc mượn hoặc cho mượn tai nghe khi biết những nguyên nhân sau tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.