1. Chậm chạp hơn trong tư duy và di chuyển
Những bạn béo phì thường có thân hình "nặng nề" do đó đi lại chậm chạp hơn. Điều này khiến nhiều teen mặc cảm vì mình "xấu xí" hơn so với những bạn có ngoại hình cân đối.
Tuy nhiên, hệ lụy đáng sợ hơn của béo phì là các ấy có xu hướng lười vận động, điều này không có lợi cho sự phát triển trí não. Các nhà khoa học đã chứng minh, khi vận động, bộ não trẻ sẽ tiết ra một loại protein "Brain Derived Neurotrophic Factor" giúp hỗ trợ tốt hơn cho việc kết nối các tế bào thần kinh. Tăng khả năng hiểu biết, trí nhớ và khả năng tư duy…
Cũng theo Tiến sĩ Stewart Vella, Đại học Wollongong, có sự phản ứng theo liều lượng giữa các hoạt động thể chất và sự phát triển nhận thức. Hoạt động càng nhiều càng tốt cho sự phát triển nhận thức. Lợi ích của việc rèn luyện thân thể rất quan trọng và càng vận động nhiều thì học sinh càng có thể nâng cao được điểm số của mình.
2. Ít có cơ hội giảm được cân lúc trưởng thành
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, teen từ 10 – 13 tuổi có cân nặng bình thường thì đến 31 tuổi chỉ có 30% trở thành béo phì (nữ 42%, nam 18%). Nhưng nếu ở lứa tuổi này, bạn nào đã có cân nặng quá khổ thì đến 31 tuổi có 87% trở thành trở thành béo phì (nữ 88%, nam 86%). Có đến 15% số trẻ em có cân nặng bình thường trở thành béo phì ở tuổi trưởng thành. Trong khi đó có 82% số trẻ em béo phì chuyển thành béo phì ở tuổi trưởng thành. Chính vì điều đó, việc giảm cân vào độ tuổi dậy thì thực sự là một "cực hình" đối với các bạn ý.
3. Ảnh hưởng xấu tới tâm lý
Những bạn thừa cân béo phì thường chịu nhiều sự chễ giễu chê bai từ bạn bè. Điều này khiến các ấy ngại tiếp xúc hơn và hay chơi một mình, không muốn giao lưu vận động, thậm chí không muốn ra khỏi nhà. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến teen dần trở nên tự ti và khép mình hơn.
4. Đau xương khớp
Nhiều bạn thừa cân thường kêu đau mỏi, lí do bởi có trọng lượng quá cao- điều này là quá sức chịu đựng còn non yếu của hệ cơ xương khớp, nhất là khớp gối và vùng thắt lưng.
Một số trường hợp khớp bị biến dạng như chân hình chữ X hay chữ O gây khó khăn trong hoạt động. Những bệnh lý khác cũng gặp nhiều ở trẻ béo phì, là hiện tượng trượt điểm cốt hóa ở đầu trên xương đùi. Điều này sẽ gây ra tình trạng đau khớp và biến dạng khớp kiểu khớp háng xoay vào trong. Về lâu dài, đây là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp háng sớm và nặng.
Dương Bích Thúy