Cá chép hóa rồng học hành đỗ đạt

Chăm học
Các em chắc đã từng nghe nói tới thành ngữ “Cá Chép hóa Rồng” quen thuộc rồi chứ? Ca dao xưa cũng có câu: Bao giờ cá chép hóa long/Đền ơn cha mẹ chờ mong tháng ngày.

Cá chép (còn gọi là cá gáy) là một loại cá nước ngọt, thân dày, lưng cao, có màu hơi sẫm, đuôi đỏ. Thịt cá chép được coi là ngon khi chế biến. Thịt gà, ba ba, cá chép là ba loại thực phẩm hiếm, có thể nấu thành các món ăn đặc sản, hấp dẫn. Còn rồng (long) là con vật chỉ có trong tưởng tượng. Theo truyền thuyết thì rồng mình dài (như mình rắn), có vảy, có chân, biết bay và có những phẩm chất cao quý cũng như khả năng siêu phàm. Như vậy, cá chép và rồng là hai con vật khác hẳn nhau. Một con có thực, một con chỉ có trong quan niệm dân gian (từ ngàn xưa). Chả thế mà chỉ có vua mới được ví với rồng (long thể: mình rồng, mình vua; long bào: áo bào có thêu hình rồng của vua; long đình: sân rồng (sân triều đình); long giá: xe dành cho vua; long sàng: giường nằm của vua…). Nhưng tại sao người ta lại lấy cá chép và rồng (long) để ví với một sự tình rất lạ, rất thần kỳ (cá chép hóa thành rồng)? Chuyện có hoang đường không nhỉ?

Theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, từ xa xưa, chính ông Trời là người tạo ra những cảnh thiên nhiên, thời tiết như mưa, gió, sấm, chớp. Nhưng sau này, vì bận bịu, Trời bèn sai rồng là con vật ở cõi trời, bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm ra mưa (Rồng phun nước bạc). Tuy nhiên, số lượng rồng lại quá ít, không đủ sức đảm đương và cai quản việc mưa gió trên mặt đất nên Trời quyết định hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn những người cùng tham gia việc “hô phong hoán vũ” (kêu gió gọi mưa) này. Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ người thi phải vượt qua một đợt sóng lừng rất lớn. Con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa rồng. Như đã nói, ai tham gia cũng đều phải qua 3 đợt rất khó khăn, trở ngại. Trong một tháng trời, mọi loài thủy tộc đến dự thi lần lượt bị loại. Cá rô khỏe nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt. Con tôm nhảy qua được hai đợt, vẫy đôi râu đã gần hóa rồng, song đến đợt thứ ba, đuối sức bị té nên lưng tôm cong lại, phải bỏ cuộc…

Đến lượt cá chép vào thi. Nó ngậm một viên ngọc vào miệng để chọi với nhiều đợt sóng to, sóng dữ. Nhờ viên ngọc quý và lòng kiên trì cùng với sự can đảm, cá chép lần lượt vượt qua ba cửa Vũ Long Môn và thế là, Cá Chép chính thức hóa thành Rồng. 

Cá Chép hóa Rồng, chuyện lạ thành thực. Từ sự tích này, dân gian ta muốn truyền tải một thông điệp, nhằm tôn vinh hình ảnh các học trò trong chuyện học hành, thi cử. Nếu các em có sự thông minh, có tinh thần quyết tâm, có lòng quả cảm, đôi chút may mắn và khi tất cả hợp lại, sẽ làm nên sức mạnh to lớn để đi tới đích huy hoàng (giống như con cá chép kia vượt được Vũ Môn và giành chiến thắng cuối cùng). Năm 2024 này là năm Thìn, lấy Rồng làm biểu trưng, chúc các em học hành chăm chỉ, giỏi giang, theo gương chú cá chép xưa, vượt sóng hóa rồng, đem lại cho mình vinh quang, thành đạt.

Sóng to gió lớn ngại chi

Cá Chép bền bỉ đến khi hóa Rồng.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Chăm học, số Tết năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Chăm học. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cá chép hóa rồng học hành đỗ đạt tại chuyên mục Sáng Tác của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Chiếc giày lẻ

Lớp An có một bạn mới chuyển đến. Bạn ấy tên Tùng và nhà nghèo lắm. Hơn thế, Tùng chỉ ...

Dòng sông trong tim tôi

Dòng sông giống như dòng chảy của thời gian. Từ xa xưa, loài người đã có mối liên kết đặc ...

Bài Sáng Tác khác

Vị tướng đan sọt

- Mau tránh đường cho Đức Ông dẫn quân đi qua! Tay Phạm Ngũ Lão vẫn thoăn thoắt đan sọt, đầu nghĩ tới những chiến lược quân sự nên chàng không nghe thấy tiếng thét của quân lính.

Mùi của nắng

Nếu ai đó hỏi bạn: Mùi nắng có mùi gì? Bạn sẽ trả lời thế nào? Thật khó để nói rõ vì đây là một thứ mơ hồ không thể nói cho rõ. Mùi của nắng.

Tình yêu của bà

Mai được sinh ra ở đất nước xa xôi Hàn Quốc, 6 tháng tuổi về Việt Nam và từ đó dần lớn lên trong tình yêu của “người mẹ” mang tên BÀ NGOẠI.