Chấm dứt bạo lực học đường bằng phương pháp lạ mà hay của Phần Lan

Huệ Anh
Do có tính khả thi và mức độ thành công cao nên nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng phương pháp Kiva kỳ lạ này của Phần Lan.

Không chỉ khiến cả thế giới ngưỡng mộ khi trở thành quốc gia có chất lượng giáo dục đỉnh cao, Phần Lan còn có nhiều động thái quyết liệt để “trong sạch” nền giáo dục và môi trường sư phạm. Trong đó có thể kể tới Kiva – phương pháp chống bạo lực học đường được áp dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục của quốc gia này.

Phương pháp Kiva là gì?

Kiva là chữ viết tắt của “Kiusaamista Vastaan”, có nghĩa là chống lại sự bắt nạt ở Phần Lan. Năm 2007, Bộ Giáo dục nước này đã sáng tạo ra phương pháp Kiva và kết quả là giảm được 40% trường hợp bị bắt nạt trong học đường.

Cụ thể, Kiva là phương pháp dự trên nguyên tắc can thiệp và phòng ngừa. Nó giúp các bạn học sinh, sinh viên nhận thức được sự nguy hiểm của bạo lực học đường. Đồng thời, nó sẽ biến mỗi cá nhân trở thành người bảo vệ cho những ai đang bị bắt nạt cũng như không có hành vi bắt nạt với các bạn khác.

Tỉ lệ học sinh Phần Lan từ lớp 4 đến lớp 9 cảm thấy không an toàn ở trường, năm 2009

Cách thức hoạt động của phương pháp Kiva:

- Sử dụng hộp thư ảo nơi các trường hợp bắt nạt có thể được báo cáo ẩn danh.

- Có một giáo viên được tin cậy vì học sinh cần một người lớn ở trường lắng nghe, hiểu và chăm sóc các bạn ấy. Vào giờ ra chơi, giáo viên sẽ theo dõi hành vi học sinh của mình.

- Ủng hộ nạn nhân và cảm hóa các nhân chứng. Sẽ có 3 chuyên gia chịu trách nhiệm trấn an nạn nhân và đối thoại với kẻ bắt nạt cho đến khi vấn đề được giải quyết. Bằng cách này, các chuyên gia có thể xác định được các hình thức bắt nạt khác nhau và tùy vào từng độ tuổi để có những cách giải quyết phù hợp.

Các quốc gia đã áp dụng phương pháp Kiva

Sau một thời gian dài thực hiện, phương pháp Kiva đã chứng minh tính khả thi và mức độ thành công cao ở Phần Lan. Ngay sau đó, nhiều quốc gia đã nhanh chóng áp dụng vào hệ thống giáo dục của mình.

Năm 2015, phương pháp Kiva được chấp nhận tại các quốc gia Mỹ Latinh như Argentina, Colombia, Tây Ban Nha, Mexico và Chile. Nội dung khi đó chỉ có sẵn bằng tiếng Anh nên nó được sử dụng trong các trường song ngữ. 

Về sau, các quốc gia khác như Hà Lan, Vương quốc Anh, Đức, Bỉ, Ý, Luxembourg, Estonia, Thụy Điển, New Zealand và Hungary cũng đã bắt đầu sử dụng phương pháp này trong một số trường học của nước mình.

Học sinh nên làm gì nếu bị bắt nạt?

- Gia đinh là nơi mà chúng ta có thể tin tưởng nhất. Dù có chuyện gì đi chăng nữa thì bố mẹ cũng sẽ ở bên cạnh bạn.

- Thông báo cho thầy cô giáo và trường học về vấn đề này để được bảo vệ và tìm cách loại bỏ điều đó.

- Bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ tâm lý trong trường hợp cảm thấy quá sợ hãi.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chấm dứt bạo lực học đường bằng phương pháp lạ mà hay của Phần Lan tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Ngày 28/6 hằng năm được chọn là Ngày Gia đình Việt Nam dịp đặc biệt để tôn vinh giá trị thiêng liêng của tổ ấm, lan tỏa thông điệp yêu thương và nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của gia đình trong sự phát triển bền vững.

5 thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả

Chế độ ăn uống khoa học có thể góp phần kiểm soát tình trạng mỡ máu cao nguyên nhân tiềm ẩn của nhiều bệnh tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Dưới đây là 5 loại thực phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu tự nhiên, an toàn và dễ bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Chiều cao và những điều cần biết

Chiều cao bị ảnh hưởng rất lớn bới gen di truyền. Theo một số nghiên cứu, gen có thể ảnh hưởng tới 30-60% chiều cao tùy theo giai đoạn phát triển. Điều này có nghĩa là nếu cha mẹ có chiều cao vượt trội, con cái cũng có nhiều khả năng cao lớn hơn so với trung bình.