Chấn thương của Hùng Dũng ảnh hưởng đến xương và sức khỏe như thế nào?

Hồng Minh
Trước mắt, Hùng Dũng phải làm phẫu thuật và có nguy cơ phải nghỉ chơi bóng dài hạn từ 4 tháng đến 1 năm.

Thông tin mà được người hâm mộ bóng đá quan tâm nhất hiện nay là chấn thương của tiền vệ Hùng Dũng trong trận đấu giữa CLB TP.HCM và Hà Nội FC trên SVĐ Thống Nhất tối ngày 23/3.

Ở phút thứ 28 trong trận đấu, pha phạm lỗi từ tiền vệ Hoàng Thịnh đã khiến Hùng Dũng chấn thương nặng. Theo kết luận từ đội ngũ y tế, tiền vệ Hùng Dũng bị 1/3 dưới xương cẳng chân phải. Anh gần như chắc chắn phải nghỉ thi đấu khoảng một năm.

Cú đá của Hoàng Thịnh khiến Hùng Dũng bị chấn thương nặng

Vùng cẳng chân gồm hai xương: xương chầy to, xương mác nhỏ. Theo kết quả chụp chiếu Hùng Dũng bị gãy cả hai xương. Gãy xương chày chỉ xảy ra khi xuất hiện một áp lực cực lớn tác động vào xương, nhiều hơn so với sức tải của nó.

Trường hợp của Hùng Dũng là xương gãy nhưng vẫn nằm trong da, ít nghiêm trọng hơn so với việc xương gãy xuyên qua da (lộ xương ra ngoài). Với trường hợp xương gãy trong da, các bác sỹ sẽ dùng nẹp giúp đưa xương trở lại vị trí ban đầu và cố định nẹp để chờ xương tự lành. Tuy nhiên trường hợp quá nặng, các bác sĩ vẫn phải mổ để dùng vít y tế hay tấm nẹp để cố định các phần bị gãy của xương mác và xương chày.

Ảnh chụp X-Quang chấn thương gãy xương cẳng nghiêm trọng của Hùng Dũng

Gãy thân xương chày dễ gây ra các biến chứng hơn gãy bất kỳ một xương dài nào khác của cơ thể. Các biến chứng sớm có thể gặp là: choáng chấn thương, chảy máu và tổn thương phần mềm nhiều với gãy hở, tắc mạch do mỡ, chèn ép khoang, vết thương loét da biến gãy kín thành gãy hở, tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh. Các biến chứng muộn có thể gặp là: chậm liền xương, khớp giả, can lệch, ngắn chi, viêm khớp sau chấn thương, teo cơ, cứng khớp, rối loạn dinh dưỡng, ngón chân hình vuốt và gãy lại.

Chưa kể, thời gian bình phục chấn thương cũng kéo dài hơn. Tuỳ vào tình trạng chấn thương, độ nghiêm trọng mà mỗi người sẽ có thời gian lành khác nhau. Nhìn chung gãy xương mác sẽ mau liền hơn gãy xương chày, thường sau khoảng 8 – 10 tuần bó bột và tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ thì bệnh nhân gãy xương mác sẽ hồi phục. Thời gian phục hồi của một người có thể kéo dài từ 4 – 6 tháng hoặc hơn tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Chân phải của Hùng Dũng phải nẹp cố định bằng thanh gỗ cứng trước khi đến bệnh viện

Loại chấn thương này được đánh giá sẽ tác động đáng kể đến cuộc sống, cũng như công việc hàng ngày của người bệnh nên chắc chắn với chấn thương vừa rồi, Hùng Dũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc trở lại thi đấu sau này, nghiêm trọng hơn thì sẽ ảnh hưởng tới cả sự nghiệp sau này.

Trước mắt, Hùng Dũng sẽ có nguy cơ phải nghỉ chơi bóng dài hạn từ 4 tháng đến 1 năm, và gần như khó có thể cùng ĐT Việt Nam dự Vòng loại World Cup 2022 tại UAE trong tháng 6 tới.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chấn thương của Hùng Dũng ảnh hưởng đến xương và sức khỏe như thế nào? tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Lợi ích khi ăn bông cải xanh

Theo My Food Data, một khẩu phần 100 g bông cải xanh chỉ chứa 34 kcal như có tới 2,8 g chất đạm, 0,37 g chất béo, 6,6 g carbohydrate, 2,6 g chất xơ, 35 mg vitamin C và nhiều chất khoáng khác như sắt (0,73 mg), canxi (47 mg), kali (316 mg) và phốt pho (66 mg).