Chuyện thú vị về đôi "tông Lào" quen thuộc: Hóa ra không phải mỗi Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng có

Hồng Ngọc
Chắc hẳn nghe đến cái tên tông Lào là nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nó được sản xuất ở Lào nhưng sự thật không phải vậy. Cái tên và nơi sản xuất ra nó chẳng hề liên quan đến nhau chút nào.

Nhắc đến đôi dép tông Lào lại có cảm giác như cả bầu trời tuổi thơ ùa về. Ở đó, hình ảnh ông mình, bố mình rồi cả các chú, các bác đều đi "đôi tông thần thánh" ấy. Nói về độ bền của nó thì quả thực khó có loại giày dép nào sánh bằng.

Chuyện thú vị về đôi
Đôi tông thần thánh từ thời xa xưa đã được các ông, các bố mua để đi rồi.

Bạn có đi mòn cả đế cũng chưa thấy đứt quai vì được làm từ cao su đặc đúc 100%. Bật mí là cái này đã được chính thế hệ cha chú chúng ta kiểm chứng rồi nhé! Vậy nên, đôi dép này thường được gọi bằng cái tên "tông Lào huyền thoại".

Xuất xứ bất ngờ của tông Lào

Ngày nay, tông Lào vẫn được bày bán ở chợ hay trên trang thương mại điện tử với giá khá cao, có khi gần 200.000 đồng/đôi. Giờ đây, chúng còn có nhiều màu sắc bắt mắt, tươi trẻ, hợp thời trang lại thẩm mỹ cho mọi người lựa chọn. Cả nam cả nữ, ai ai cũng mua một đôi để đi. Thân thuộc là vậy nhưng bạn biết nó bắt nguồn từ đâu không? Bạn sẽ phải ngỡ ngàng về nhiều thứ đấy!

Chuyện thú vị về đôi
Ngày nay, dép tông Lào được bày bán với nhiều kiểu dáng, màu sắc.

Tên gọi là tông Lào nhưng không được sản xuất ở Lào vào có xuất xứ từ Lào mà thực chất "cha đẻ" của nó ở Thái Lan. Khoảng sau năm 1975, nhiều người Lào sang Việt Nam thường đi loại dép xỏ ngón này. Thậm chí, có những người mang tông sang bán và người Việt cũng sang lấy về bán nên từ đó người ta quen gọi là dép Lào.

Tên gọi đa dạng

Người Việt gọi loại dép này là "tông" theo cách gọi của người Pháp (tong). Trên thực tế, đây là loại dép cực kỳ phổ biến trên thế giới và ở mỗi nơi lại có tên gọi khác nhau. Trước năm 1975, người miền Nam còn gọi dép này là dép Nhật vì được nhập khẩu từ Nhật.

Chuyện thú vị về đôi
Người Nhật gọi là dép Zōri, nó được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như rơm rạ, vải, gỗ sơn mài, da, cao su hoặc vật liệu tổng hợp.

Tương tự như người Ba Lan, người dân Croatia cũng sử dụng nơi xuất xứ để gọi tên loại dép này là Japanke. Người Bulgaria gọi là Djapanki. Người New Zealand thì gọi là Jandals.

Chuyện thú vị về đôi
Có thể người Ba Lan cũng nhập khẩu dép này từ Nhật Bản nên họ gọi chúng là Japonki.

Đến mỗi một quốc gia, loại dép này lại được đặt cho một cái tên khác. Chẳng hạn như người Italy gọi là Infradito, người Thổ Nhĩ Kỳ gọi là parmak arası terlik. Người Hy Lạp gọi là sayonares (σαγιονάρες), ở Tây Ban Nha người dân gọi là chancleta, người Bồ Đào Nha gọi là chinelo và một số quốc gia phương Tây gọi chung là flip-flops.

Dép tông có từ thời Ai Cập cổ đại? 

Với thiết kế bao gồm một cái đế bằng và một cái quai hình chữ Y để người đi dép xỏ kẽ chân giữa ngón chân cái và ngón chân bên cạnh vào. Vì sự tiện lợi nên "tông Lào" được nhiều người trên thế giới ưa chuộng. Đến nỗi mà người ta còn có "Ngày quốc tế dép tông" (National FlipFlop Day) tính vào ngày thứ Sáu thứ 3 của tháng 6.

Chuyện thú vị về đôi
Từ thời Ai Cập cổ đại xa xưa đã tồn tại đến loại dép này.

Trong bài viết của tác giả Meredith Shelby trên trang blog của thư viện đại học Johns Hopkins, dép tông đã có từ hàng nghìn năm trước và được khai quật từ các di chỉ cổ trên nhiều lục địa. Tuy nhiên, có nhiều nhà khoa học đồng tình rằng chúng có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ đại. Thuật ngữ "flip-flop" đã được phổ biến trong văn hóa phương Tây vào cuối thế kỷ 20. Tên của nó đặt theo âm thanh mà đôi dép tạo ra khi nó đập vào phần dưới gót chân người đi.

Trong cuốn sách "Văn hóa ứng xử và phong tục của người Ai Cập cổ đại", tác giả là nhà Ai Cập học John Gardner Wilkinson đã giới thiệu hình ảnh được gọi là "chữ tượng hình". Trong đó, cho thấy hình dáng những người thợ làm dép. Các đôi sandal của người Ai Cập được tìm thấy có niên đại khoảng 4.000 năm, tức khoảng năm 2050 đến năm 1800 (trước Công nguyên). 

Chuyện thú vị về đôi
Đôi tông từng được phát hiện trong số tài sản của vị vua Ai Cập nổi tiếng Tutankhamun.

Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định, có thể dép tông đã xuất hiện sớm hơn trong Thời kỳ Thống nhất (tức là Thời kỳ Sơ kỳ Công nguyên khoảng 3.100 TCN) khi Thượng và Hạ Ai Cập hợp nhất. Thời đó, dép tông thường đơn giản và không dùng để đi trong nhà. Chúng thường được làm bằng cỏ Halfa (Desmostachya bipinnata), giấy cói hoặc lá cọ, và được đan tương tự như những chiếc giỏ ngày nay.

Đôi dép này cũng được dùng để xác định địa vị xã hội của một người. Người dân Ai Cập bình thường đi chân trần, bao gồm cả các quan chức và thành viên hoàng gia. Nhưng đến thời Trung Vương quốc, "tông Lào" chỉ có các pharaoh và những người giàu có mới được đi.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.