Làm gì khi bị nhiễm độc từ kiến ba khoang?

Nguyễn Như Quỳnh
Hà Nội đang vào mùa kiến ba khoang và có nhiều người phải vào viện vì loài côn trùng này.

Đừng nhầm với zona thần kinh 

Theo TS Lê Hữu Doanh - Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, đa số bệnh nhân còn chưa hiểu về kiến ba khoang nên nghĩ kiến ba khoang đốt mới gây ra những tổn thương cho da. Vết thương chắc chắn không phải là do kiến đốt.

Thực tế, nhựa trong kiến ba khoang là chất cực độc gây tổn thương cho da khi người bệnh vô tình lấy tay giết kiến hoặc kiến đậu vào theo phản ứng di con kiến khiến nhựa trong thân nó chảy ra gây tổn thương cho vùng da. Dịch ở vết thương lan rộng ra chỗ nào gây tổn thương da chỗ đó.

Điều trị kiến ba khoang đốt rất quan trọng vì nếu không biết, điều trị nhầm với zona thì càng nguy hiểm hơn. Đặc biệt, bác sỹ cho rằng không nên có tâm lý lấy độc trị độc, đắp gạo nếp nhai càng khiến da bị viêm hơn.

Kiến ba khoang có chất độc trong người gấp 12 lần nọc độc của rắn hổ mang. Ảnh: Em đẹp.

Cách tốt nhất để phòng kiến ba khoang là gì?

Mùa này kiến ba khoang tấn công vào thành phố nhiều bởi vì người dân xung quanh đã gặt lúa. Nơi trú ngụ và tìm kiếm thức ăn của kiến ba khoang đã không còn nên chúng bắt đầu di chuyển vào những khu vực đồng cỏ xung quanh, thậm chí nơi đông người.

Vì thế, những khu chung cư xung quanh có bãi đất hoang là nơi có nhiều kiến ba khoang nhất. Buổi tối, kiến ba khoang sẽ theo hướng ánh sáng bay vào nhà và hay tụ tập quanh những đèn điện, đèn bàn làm việc, máy tính, ánh sáng của điện thoại.

Kiến ba khoang về cơ bản không đốt, chích hút mà nhựa từ thân con kiến có chất cực độc. Theo tính toán chất này độc gấp 12 lần nọc độc của rắn và chất này bị dính vào da khi con kiến dập nát sẽ gây phỏng cho da. 

Cảm giác lúc đầu là ngứa rát, phù nề và chỉ 2 – 3 ngày sau vùng tổn thương đó tiếp tục lở, mụn nước mọc lên có mủ, lan rộng nếu dịch chảy ra vùng da lân cận.

Khi gặp kiến ba khoang ở nhà nên xua ra khỏi nhà, khi tiếp xúc nên đeo găng hoặc giấy lót kiến, dùng lưới chắn côn trùng, tắt điện , kéo rèm che ánh sáng đến kiến không vào được nhà.

Kiến ba khoang chứa độc tố có khả năng gây nên những vết ngứa, bỏng rát và rất dễ nhiễm trùng. Ảnh: eva.

Không may bị kiến ba khoang đốt, phải làm sao?

Nếu bị tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang, vùng da tiếp xúc có thể xuất hiện ban đỏ, ngứa. Ngay lập tức hãy dùng nước muối sinh lý rửa nhẹ nhàng để làm sạch chất độc bám trên da. Sau đó dùng hồ nước bôi lên vùng da tổn thương nhằm mục đích làm mát da, tránh phồng rộp.

Khi da đã bị nổi mụn, phòng rộp như vết bỏng, tiếp tục dùng hồ nước bôi để làm sạch, dịu da. Nếu vùng tổn thương xuất hiện mủ, dùng dung dịch xanh methylen bôi lên vết thương để sát khuẩn, tránh bị nhiễm trùng. 

Nếu vết thương đã khô, không còn chảy dịch, hãy sử dụng các loại thuốc dạng mỡ có tính kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa (ví dụ fucidin-H, fucicort) để bôi, giúp vết thương mau lành. Nếu bị tổn thương nặng, cần phải có bác sĩ kê đơn thuốc uống kèm với bôi bên ngoài để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng toàn thân hoặc bội nhiễm nặng.

QQsan (tổng hợp)

Theo Emdep/Infonet 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Làm gì khi bị nhiễm độc từ kiến ba khoang? tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.

Nhường nhịn bạn gái là ga-lăng

Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi con cứ bực bội với mẹ mãi… Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông, con trai lại phải nhường nhịn đàn bà, con gái?

Bí kíp để không sợ bác sĩ

Hôm qua con bị đau bụng. Thế mà con cứ cố chịu đau không dám kêu, cho đến khi mặt tái nhợt, bố phát hiện ra mới đưa con đi khám. Hóa ra, con sợ bác sĩ. Cả hai anh em con, cứ nhắc đến bác sĩ là sợ rúm cả người lại.