Đường gây nghiện: Theo báo Lao động đưa tin, trong một nghiên cứu đáng ngạc nhiên năm 2007, các nhà nghiên của Đại học James Cook phát hiện ra sử dụng đường có thể tạo hưng phấn mãnh liệt, và là một nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ khiến chúng ta bị ám ảnh và có nhu cầu sử dụng nó thường xuyên.
Ăn đường sẽ khiến bạn béo lên: Bạn nghĩ rằng chất béo làm cho bạn béo. Hóa ra, đường là thủ phạm. Việc ăn đường mỗi ngày, vào mỗi bữa ăn, theo thời gian bạn sẽ có một lượng mỡ bụng dư thừa.
Đường nuôi dưỡng các tế bào ung thư: Các nhà khoa học từ lâu đã ghi nhận các phân tử đường hiện diện với số lượng lớn gần các tế bào ung thư. Một nghiên cứu năm 2013 của Đại học Copenhagen cho thấy đường thực sự hỗ trợ sự tăng trưởng của các tế bào ác tính.
Tích tụ mỡ bụng và gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Khi lượng đường được xử lý bởi gan, đường dư thừa bị biến thành mỡ bụng. Điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Chưa kể, nó còn gây ra chứng béo bụng do lớp mỡ tích tụ phía dưới da bụng.
Theo tri thức trẻ thông tin, đuờng là loại thức ăn ưa thích của tế bào ung thư. Điều này đúng với cả trường hợp không mắc bệnh ung thư nhưng cơ thể chúng ta đều có một vài tế bào ung thư tiềm ẩn. Tế bào nấm men Candida cũng tồn tại một số lượng nhỏ trên cơ thể con người. Khi chúng tấn công vi khuẩn có lợi thì chúng đã phát triển quá mức và có thể xâm nhập vào cơ thể mang theo các vấn đề gây hại đến sức khoẻ.
Chế độ ăn uống hợp lý có thể ngăn chặn và loại bỏ nấm men Cadida. Tuy nhiên lượng đường cao lại làm tăng nấm men Cadida, tạo ra môi trường sống thuận lợi cho các loại bệnh ung thư.
Rất dễ mắc phải bệnh tiểu đường: đường tạo ra glucose, buộc tuyến tuỵ sản xuất insulin thường xuyên hơn và đòi hỏi tuyến tuỵ làm việc quá sức. Do đó, cơ thể dần mệt mỏi và dễ mắc bệnh tiểu đường.
Do vậy mà mỗi chúng ta cần phải ý thức được việc cần phải bảo vệ sức khỏe, đồng thời hãy lựa chọn cho mình một chế độ ăn thật hợp lý nhé!
Minh Phương (tổng hợp)