Mát lạnh ngày hè cùng kem

Chu Hải
TNTP - Mát lạnh, thơm ngon và ngọt ngào, món kem ốc quế và kem sô-cô-la đã làm “liêu xiêu” trái tim của biết bao người, đặc biệt là trẻ em. Đã bao giờ bạn tự hỏi hoàn cảnh ra đời của hai loại kem này?

Ban đầu, khách hàng chỉ ăn kem trong ly hoặc đĩa. Sau đó, kem ốc quế ra đời… hết sức tình cờ. Năm 1904, tại hội chợ thế giới ở St. Louis, Missouri (Mỹ), ông Ernest Hamwi (một người nhập cư từ Syria) đứng bán bánh quế bên cạnh một quầy kem. Khi người bán kem hết đĩa để phục vụ khách, ông Hamwi đã nhanh trí cuộn những chiếc bánh quế thành hình chóp nón để người ta múc kem vào đó. Thế là các vị khách được thưởng thức cả kem lẫn bánh quế. Kể từ đó, kem ốc quế đã được ra đời.

Trẻ em Mỹ ăn kem bên chiếc xe bán kem lưu động những năm đầu thế kỷ XX.

Kem ốc quế xuất hiện trong một bộ phim hoạt hình của Mỹ vào năm 1930.

Vào một chiều mùa xuân năm 1919, ông Christian Nelson (một người nhập cư từ Đan Mạch) bán kẹo ở bang Iwoa (Mỹ) đã gặp một vị khách kỳ quặc. Ban đầu, người khách đó muốn mua một ít kẹo sô-cô-la nhưng về sau lại đổi ý, muốn được thưởng thức kem sô-cô-la. Ông Nelson đã nghĩ ra cách biến kẹo so-cô-la thành kem, sau đó cắm một chiếc que nhỏ để vị khách có thể dễ dàng cầm ăn. Thế là kem que được ra đời từ ấy…

Ngày hè mà được thưởng thức kem que, kem ly, kem ốc quế thì không có gì thích thú bằng!

TNTP

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Mát lạnh ngày hè cùng kem tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...

Tới Phú Thọ nhớ ăn bún cọ

Phú Thọ là vùng đất của “rừng cọ, đồi chè”. Đời sống của người dân nơi đây gắn bó với cây cọ bao đời nay. Lá cọ được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành; thân cọ làm ván sàn, cột nhà; còn quả cọ là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn. Để tớ kể các bạn nghe...