Người xưa dùng nến, đèn dầu để đọc sách nhưng tại sao ít người bị cận thị?

Hồng Ngọc
Chúng ta thường nghe thấy những tấm gương ham học, dùi mài kinh sử ngày đêm trong điều kiện thiếu ánh sáng nhưng họ vẫn giữ được đôi mắt sáng rõ. Phải chẳng họ có bí kíp gì cho riêng mình?

Là những người hiện đại, chúng ta chắc hẳn đã nghe ông bà kể lại câu chuyện ngày xưa những tấm gương hiếu học ngày đêm rèn luyện ra sao. Và không có điều kiện nên họ chỉ có thể dùng ánh đèn nến, đèn dầu để đọc sách.

Tuy nhiên, chỉ có những gia đình khá giả mới có nến, đèn dầu còn với những anh học trò nghèo sẽ phải làm bạn với ánh trăng hay ánh sáng từ đom đóm. Có một điều phải khẳng định là, học tập dưới môi trường ảnh sáng kém trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thị lực nhưng điều kiện học tập thời xưa không giống như ngày nay, cho nên việc bị cận là rất khó xảy ra.

Người xưa dùng nến, đèn dầu để đọc sách nhưng tại sao ít người bị cận thị? - Ảnh 1
Điều kiện học tập ở thời xưa không giống như ngày nay, thiếu thốn đủ thứ. 

Xã hội phong kiến xưa, người dân đa số là mù chữ, chỉ có một số con cái gia đình nhà giàu mới có điều kiện đi học. Vậy nên số người đọc sách cũng ít đi làm cho tỉ lệ cận thị cũng thấp.

Điều thứ hai là do hoàn cảnh thời xưa không hiện đại như bây giờ. Ban đêm không có nhiều loại đèn chiếu sáng sáng như ban ngày. Khi ra đường cũng ít người đem theo đèn, mà đèn thời xưa chủ yếu là đèn dầu, ánh sáng yếu. Người xưa lớn lên trong điều kiện ánh sáng yếu như vậy thì mắt cũng dần quen với thứ ánh sáng đó.

Và một yếu tố quan trọng phải kể đến là chiếc bút. Bút người xưa dùng là bút lông, rất dài, khi viết sẽ phải ngẩng cao đầu, mắt xa trang giấy. Chữ viết thời xưa cũng to hơn bây giờ, dễ nhìn hơn. Chính những yếu tố này đã góp phần làm giảm nguy cơ cận thị.

Người xưa dùng nến, đèn dầu để đọc sách nhưng tại sao ít người bị cận thị? - Ảnh 2
Chiếc bút lông thời xưa là một yếu tố lớn góp phần làm giảm nguy cơ cận thị.

Sự khác biệt cơ bản phải kể đến nữa là ngày nay chúng ta sử dụng nhiều sản phẩm điện tử như điện thoại, tivi, máy tính,... Tất cả những sản phẩm này đều ảnh hưởng đáng kể đến thị lực, góp phần làm tăng tỉ lệ người bị cận thị. Thậm chí, tại các thành phố lớn, số lượng người cận thị còn cao hơn cả nông thôn.

Giới trẻ hiện nay rất nhiều bạn bị cận thị sớm do tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhiều. Cùng với đó, việc học ở trường với cường độ cao, tư thế ngồi học, ánh sáng không đảm bảo và đọc sách ở cự ly gần cũng là tác nhân gây ra cận thị.

Người xưa dùng nến, đèn dầu để đọc sách nhưng tại sao ít người bị cận thị? - Ảnh 3
Ngày nay, nhiều người bị cận thị là do tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhiều, tư thế ngồi học sai.

Với nhịp sống hối hả hàng ngày, mọi người phụ thuộc khá nhiều vào đồ ăn nhanh vì sự tiện lợi, nhanh chóng. Nhưng cũng vì thế mà bỏ qua việc phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt vốn đã phải hoạt động nhiều mỗi ngày.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Người xưa dùng nến, đèn dầu để đọc sách nhưng tại sao ít người bị cận thị? tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.