Những tác hại của trào lưu nhét tỏi vào mũi trên Tiktok

Cheese
Thời gian gần đây, đã có rất nhiều làm theo trào lưu nhét tỏi vào mũi trên Tiktok.

Tiktok là một trong những nền tảng MXH nổi tiếng nhất hiện nay. Rất nhiều người đã sử dụng nền tảng này để chia sẻ các phương pháp của mình trong mọi lĩnh vực như: học, nấu ăn, trang điểm, phối đồ,... Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng hữu hiệu, trái lại còn mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Mới đây, các bác sĩ đã cảnh báo về trào lưu mới trên Tiktok - đó là Garlic In Nose (tạm dịch: Nhét tỏi vào mũi).

Những tác hại của trào lưu nhét tỏi vào mũi trên Tiktok - Ảnh 1

Được biết, thử thách này đã xuất hiện từ tháng 7/2020 và thu hút nhiều người tham gia trong những tháng gần đây. Với thử thách này, người tham gia sẽ phải sử dụng 2 tép tỏi tươi đã bóc vỏ, cắt đầu rồi nhét vào mũi trong 10 đến 15 phút rồi lấy ra, dịch nhầy trong mũi sẽ chảy ra theo. Theo các video này, việc nhét tỏi vào mũi sẽ giúp giảm tình trạng viêm xoang, nghẹt mũi biến mất, mang lại cảm giác thông thoáng. Trên nền tảng TikTok, có hơn 94,9 triệu lượt video được chia sẻ đính kèm hashtag #GarlicInNose. Một cô gái tham gia thử thách đã chia sẻ: “Mẹo này không gây nguy hiểm mà còn làm sạch khoang mũi”.

Những tác hại của trào lưu nhét tỏi vào mũi trên Tiktok - Ảnh 1

Mặc dù tỏi là thành phần thiên nhiên, nhưng một chuyên gia sức khỏe đã cảnh báo rằng thử thách này không hề chữa bệnh mà còn gây tổn thương khoang mũi. Phó giáo sư tại Khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện NYU Langone Health - ông Erich Voigt cho biết, việc nhét tỏi vào mũi còn làm bệnh xoang càng trở nặng “Sau khi nhét tỏi vào, cơ thể sẽ nhanh chóng phản ứng. Mũi sinh ra chất nhầy để đẩy tép tỏi cùng những thành phần trong tỏi ra ngoài. Chúng cùng với dịch mũi vón cục có sẵn trước đó trộn lẫn, không thoát ra được do mũi bị bịt kín”.

Những tác hại của trào lưu nhét tỏi vào mũi trên Tiktok - Ảnh 1

Nói cách khác, lượng dịch nhầy chảy ra ngoài khi rút tép tỏi ra không phải dịch nhầy của viêm xoang gây ra mà chỉ là lượng chất sinh ra do phản ứng của cơ thể. Vì mũi đã bị bịt kín nên chất nhầy không thể lưu thông như khi hít thở bình thường, nó chỉ tích tụ lại. 

Không chỉ có vậy, bác sĩ Erich Voight còn cảnh báo rằng việc nhét tỏi vào mũi có thể khiến da bị kích ứng, bỏng rát, chảy máu, bỏng khoang miệng và nhiễm trùng xoang nặng. Thậm chí sẽ phải phẫu thuật nếu để miếng tỏi kẹt trong mũi quá lâu.

Chuyên gia sức khỏe đã gợi ý một số biện pháp để thông mũi lành tính hơn thay vì nhét tỏi vào mũi. Bạn có thể vệ sinh bằng nước muối sinh lý, xịt trực tiếp để đẩy chất nhầy ra ngoài.

Những tác hại của trào lưu nhét tỏi vào mũi trên Tiktok - Ảnh 1

Còn đối với những người có khứu giác bị tổn thương do Covid-19 gây ra thì có thể sử dụng tinh dầu và nước hoa tự nhiên  như mùi cam, chanh, bã cà phê hoặc hoa oải hương để phục hồi khứu giác. Như vậy, việc đua nhau theo trào lưu nhét tỏi vào mũi trên Tiktok không hề an toàn như nhiều bạn vẫn nghĩ. Hãy chọn lọc thông tin để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài nhé.

Những tác hại của trào lưu nhét tỏi vào mũi trên Tiktok - Ảnh 1
Những tác hại của trào lưu nhét tỏi vào mũi trên Tiktok - Ảnh 1

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những tác hại của trào lưu nhét tỏi vào mũi trên Tiktok tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.