Tiết lộ 12 bí mật khiến bạn luôn "căng như dây đàn"

Nguyễn Thị Đức
Cơ thể con người là một bộ máy vô cùng phức tạp mà chỉ cần 1 bộ phận "có vấn đề" là tất cả đều mệt mỏi, căng thẳng và chẳng thể làm gì đến nơi đến chốn.

12 tín hiệu đau nhức của các bộ phận cơ thể khác nhau dưới đây là hậu quả, là biểu hiện rõ rệt nhất về những vấn đề tâm lý mà bạn đang gặp phải. Đây là thông điệp mà Tiến sĩ Susan Babel, một nhà tâm lý học chuyên về trầm cảm trên thế giới được Bright Side giới thiệu tới độc giả để mọi người có thể truy tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục.

Cảm giác đau đầu khiến bạn chỉ muốn phá hủy bộ não của mình. Nhưng không phải tự nhiên mà những cơn đau âm ỉ lại cứ tấn công "cơ quan đầu não" này. Ắt hẳn bạn đang trải qua những stress cực kỳ nặng nề mà không biết chia sẻ với ai. Bạn hãy tạm quên mọi thứ đi, dành những khoảng thời gian nhất định trong ngày để thư giãn, cân bằng bản thân mình ngay nhé.

Bởi vì bạn thường không bằng lòng với mình, với mọi người xung quanh nên thường nhìn xéo, liếc ngang ý mà. Cách chữa trị hiệu quả nhất chính là hãy thay đổi thái độ của mình, hãy biết công nhận năng lực của người khác và bằng lòng với sự cố gắng của mình. Đừng biến mình thành một chiếc máy chỉ biết hơn thua...

Ai là người đã đặt ra những gánh nặng cho bạn? Bạn có đủ năng lực để đáp ứng không? Bạn cứ chìm trong vòng luẩn quẩn đó mãi và chẳng biết mình phải làm gì, nên tiến hay nên lùi... Hãy tâm sự với một vài người mà bạn tin tưởng, thậm chí đề nghị họ có thể giúp đỡ, tư vấn cho mình để bước qua khủng hoảng.

Bạn sẽ thu mình lại khi không được đánh giá đúng mình hoặc quá cô đơn. Đừng tự làm khổ mình nữa nhé, hãy mở rộng lòng mình ra và giao lưu với nhiều người bạn sẽ được kết nối với thế giới và sẻ chia được phần nào nỗi buồn sâu kín của mình. 

Có vẻ như bạn là người đang gặp vấn đề về tài chính, bị ám ảnh với ý tưởng về một cuộc sống giàu có, hoặc có thể là vật chất của những người xung quanh làm cho bạn phải bối rối, suy sụp. Tiền không thể mua được hạnh phúc, bạn nghe có vẻ như sáo rỗng nhưng thực tế là như vậy. Thay vì ngồi sợ hãi thì đứng dậy và làm những điều bạn yêu thích, đam mê để biết cuộc đời vẫn vô cùng tươi đẹp.

Khi bạn thiếu linh hoạt và không chịu thỏa hiệp trong hầu hết mọi hoàn cảnh thì dễ bị đau khuỷu tay. Bạn có cảm thấy cuộc sống khó khăn và phức tạp hơn đối với mình không? Tuy nhiên vấn đề lại chính là bạn đang tự phức tạp hóa vấn đề, đang làm khổ chính mình mà thôi. Hãy học cách sống đơn giản để cảm nhận mọi thứ thanh thản hơn.

Đâu cổ tay hầu như chỉ ghé thăm những người thiếu thốn tình bạn, luôn mong muốn có những người bạn mới nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu. Bạn có thể thuộc nhóm người bị trầm cảm rồi đấy. Biết đâu ngoài kia vẫn có những người đang chờ đợi bạn mở lời nói trước thì sao? Hãy mạnh dạn lên, bạn nhé.

Dường như bạn đang chống lại quy luật tự nhiên của cuộc sống. Mọi vật luôn cần phải tiến hóa, thay đổi và phát triển. Nhưng bạn thì không, bạn sợ và thực sự không thích điều đó. Hãy lựa chọn đi, một là bạn sẽ thích nghi để tinh thần và vật chất của mình tốt hơn, hai là sẽ bị tụt lại phía sau so với cả thế giới...

Một cái tôi lớn là nguyên nhân gây ra đau đầu gối, nó có thể bị tổn thương khi chúng ta nghĩ về bản thân mình quá nhiều và không quan tâm đến người khác cả, bạn luôn nghĩ rằng mình là trung tâm của cả thế giới vậy. Hãy nhìn xung quanh - bạn không phải là người duy nhất trong vũ trụ. Hãy chú ý đến những người khác và giúp đỡ mọi người thường xuyên hơn để cuộc sống của mình thêm phần hạnh phúc.

Đau ở mắt cá chân có thể xảy ra khi bạn quên đi bản thân và cần niềm vui hơn trong cuộc sống của mình. Có lẽ học tập, sự kỳ vọng của gia đình, thầy cô và những giấc mơ về tương lai đã chiếm hết thời gian vui vẻ của bạn rồi đấy. Hãy dành chút ít thời gian cho thực tế để nghỉ ngơi và làm điều mình thích, bạn nhé.

Khi tiềm thức nghĩ rằng tất cả mọi thứ đang đi sai và toàn bộ cuộc sống của bạn sẽ là một thất bại lớn thì bàn chân sẽ bị tổn thương. Nó xuất phát từ nỗi sợ hãi trong sâu thẳm lòng bạn vì không thể nhìn thấy mục đích, điểm sáng nào trong tương lai phía trước. Để cải tạo thực trạng này bạn hãy nuôi một con thú bông hoặc thử một sở thích mới. Hãy quên đi tất cả những kỷ niệm xấu, mỉm cười nhiều hơn để cảm nhận hạnh phúc mỗi ngày.

Đau bắp chân là một dấu hiệu của sự căng thẳng về cảm xúc: chiếm hữu, lo lắng liên tục về một mối quan hệ, ghen tuông và nhiều trạng thái khác nhau... Điều quan trọng với bạn lúc này là phải học cách tin tưởng những người thân tín cảu mình, tránh xa cảm giác nghi ngờ, cảnh giác với mọi người xung quanh...

Tú Linh

Nguồn: Brightside

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tiết lộ 12 bí mật khiến bạn luôn "căng như dây đàn" tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Teen học quản lý tài chính cá nhân

Đối với thiếu niên, tương lai của thế giới, cách các teen quản lý tiền, sử dụng tiền và kiếm tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ hạnh phúc sau này, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của thế giới.

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.