6 món ăn giúp tăng cường trao đổi chất

Đậu nành lên men giàu men vi sinh có lợi cho đường ruột; quả bơ, ngũ cốc nguyên hạt hỗ trợ chống viêm và tăng tốc độ trao đổi chất.

Quả bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, giúp thúc đẩy cảm giác no, giảm thèm ăn, hỗ trợ giảm cân.

Bơ còn là thực phẩm chống viêm, có tác dụng tăng cường trao đổi chất. Vì viêm ảnh hưởng đến nhiều quá trình trong cơ thể, trong đó có quá trình tiêu hóa, hấp thụ và trao đổi chất.

Ớt có chứa chất capsaicin tạo vị cay. Phân tích tổng hợp năm 2017 của Trường Cao đẳng Y tế Liên minh Bắc Kinh, Trung Quốc và một số đơn vị, dựa trên 69 nghiên cứu, cho thấy capsaicin giúp tăng tốc độ trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân.

Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, ngô, lúa mì, quinoa (hạt diêm mạch) và bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh gạo lứt giàu chất xơ giúp no lâu, chống viêm có lợi cho đường ruột và kiểm soát cân nặng.

Ăn ngũ cốc nguyên hạt làm gia tăng tốc độ trao đổi chất khi cơ thể nghỉ ngơi, tăng lượng calo mất đi trong quá trình tiêu hóa.

Đậu cung cấp protein làm tăng cảm giác no, axit amin (thành phần tạo nên protein trong đậu) giúp duy trì khối lượng cơ bắp và đốt cháy nhiều calo hơn khi nghỉ ngơi.

Thực phẩm này còn thúc đẩy hoặc duy trì khối lượng cơ nạc tốt cho quá trình trao đổi chất. Bổ sung đậu vào chế độ ăn uống có thể giảm cân và góp phần ngăn ngừa tăng cân trở lại.

Tempeh giàu protein và chất béo, thúc đẩy cảm giác no, giúp giảm cân. Tempeh là đậu nành được lên men nên có chứa men vi sinh, có lợi cho sức khỏe đường ruột và có thể cải thiện khả năng miễn dịch.

Đường ruột và hệ miễn dịch hoạt động tốt có thể tăng cường trao đổi chất, nhờ đó cơ thể có nhiều năng lượng và đốt cháy nhiều calo hơn.

Trứng cung cấp protein và chất béo lành mạnh nhưng ít calo có thể ngăn cơn đói. Vitamin B có vai trò chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành năng lượng, tăng cường trao đổi chất.

Nghiên cứu năm 2018 của Trường Đại học Saint Louis, Mỹ, trên 152 người, cho thấy người ăn hai quả trứng luộc bữa sáng ít nhất 5 ngày một tuần, trong 8 tuần, giảm trọng lượng hơn 65%, lượng mỡ giảm hơn 16%, chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng eo giảm lần lượt là 61% và 34% so với người ăn bánh mì tròn.

(Theo Everyday Health)
Ảnh: Freepik

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 6 món ăn giúp tăng cường trao đổi chất tại chuyên mục Dinh Dưỡng của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Dinh Dưỡng khác

Ngày Trứng Thế giới 2024: Tôn vinh giá trị dinh dưỡng và kết nối toàn cầu

Ngày Trứng Thế giới (World Egg Day) là sự kiện quốc tế thường niên được tổ chức vào thứ Sáu thứ hai của tháng 10, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của trứng trong dinh dưỡng và ngành công nghiệp thực phẩm. Năm 2024, Ngày Trứng Thế giới sẽ diễn ra vào thứ Sáu, 11/10, với chủ đề "Kết nối cộng đồng cùng trứng"

Lợi ích của việc thường xuyên ăn đậu bắp

Đậu bắp hay còn gọi là mướp tây, bắp chà… có nguồn gốc từ Tây Phi. Quả đậu bắp dáng dài, nhiều hạt bên trong và có độ nhớt. Ngày nay, quả đậu bắp được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi bởi giá trị dinh dưỡng lớn mà nó đem lại.