Nội dung chính
Mơ là hiện tượng quen thuộc đối với mỗi chúng ta nhưng nó cũng là điều vô cùng huyền bí và khó giải đáp. Dưới đây là lý giải về giấc mơ dựa trên phương diện khoa học, cùng tìm hiểu nhé!
1. Giấc mơ là gì?
Giấc mơ là một quá trình của não để lập trình lại bộ nhớ trong đó có 3 yếu tố tham gia vào quá trình này. Đầu tiên là cuộc sống hiện tại và trí nhớ ngắn hạn, đó là những điều xảy ra mỗi ngày, trong ngày hôm đó chúng ta tiếp xúc với ai, cảm giác nhìn thấy và trải qua những hoạt động đó. Yếu tố thứ 2 là quá khứ, đây là những gì mà bộ não của chúng ta lưu lại trong ký ức dài hạn, nghĩa là những ký ức mà các bạn mang nó theo gần như suốt cả cuộc đời. Yếu tố thứ 3 là một phần luôn tỉnh của não bộ hoạt động để tạo ra giấc mơ.
Khi chúng ta ngủ nhưng một phần của não bộ vẫn sẽ hoạt động, chúng sàng lọc các hình ảnh từ trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn và cả những cảm xúc của bạn ở thời điểm đó để tạo ra giấc mơ. Đây chính là cách giấc mơ hình thành.
2. Ý nghĩa của từng giấc mơ
Theo nhiều chuyên gia, các giấc mơ chỉ là những hoạt động vô nghĩa của não bộ hoặc câu chuyện kỳ lạ được não bộ tự tạo ra và không liên quan đến cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, giấc mơ là sự lưu đày của tiềm thức và sự phản chiếu của hiện thực, nó ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và cảm xúc, thậm chí là cả những suy nghĩ tiềm ẩn của chính bản thân của mỗi người - nỗi sợ hãi, ham muốn hay mối quan tâm sâu sắc nhất, đặc biệt là những giấc mơ tái diễn.
Dù hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa kết luận chắc chắn ý nghĩa của từng giấc mơ khác nhau nhưng nhiều người vẫn cho tự khám phá và chiêm nghiệm ra ý nghĩa và thông điệp trong từng giấc mơ mà họ gặp.
3. Tại sao chúng ta lại mơ?
Khi tìm hiểu về nguyên nhân của những giấc mơ, các nhà khoa học đã đưa ra 2 lý thuyết trái ngược nhau, nhưng khí kết hợp lại, chúng lại tạo ra một lý thuyết mới đầy đủ và bao quát, đó là “Quên và Nhớ”.
Lý thuyết Quên cho rằng việc chúng ta có giấc mơ mỗi đêm là để giúp bộ não thoát khỏi những kết nối không mong muốn đã hình thành trong suốt thời gian chúng ta còn thức. Cơ sở của lý thuyết này là việc chúng ta không nhớ rõ những gì chúng ta đã mơ.
Ngược lại, lý thuyết Nhớ lại cho rằng giấc mơ sẽ giúp củng cố trí nhớ và những gì đã trải qua. Điều này cũng chứng minh rằng nếu trong giấc mơ xuất hiện những gì ta đã được học thì ta sẽ nhớ lâu hơn bình thường.
Tóm lại, một số giấc mơ có thể giúp não bộ của con người xử lý các suy nghĩ và sự kiện trong ngày hoặc quá khứ. Nhưng chúng cũng có thể chỉ là kết quả của hoạt động bình thường của não và không có ý nghĩa gì.
4. Nguyên nhân gặp ác mộng
Nguyên nhân hình thành những cơn ác mộng khi ngủ rất đa dạng. Đó có thể là do thể chất, sức khỏe suy giảm, do căng thẳng tột độ, hay do bạn từng trải qua các sang chấn tâm lý như trầm cảm, quá tức giận hay đau khổ,... nhưng cũng có khi đơn giản là do bạn mất ngủ.
Ác mộng không chỉ là những giấc mơ tồi tệ mà chúng còn gây ra nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Thường xuyên gặp ác mộng còn khiến chúng ta mắc phải chứng rối loạn ác mộng khi ngủ, từ đó sinh ra tâm lý sợ ngủ, hay giật mình, thức giấc giữa đêm, và gây ra các vấn tâm lý khác.
5. Tìm hiểu giấc mơ tỉnh táo (Lucid Dream) là gì?
Lucid Dream hay còn gọi là giấc mơ tỉnh táo là giấc mơ mà người mơ ý thức được rằng mình đang mơ. Không chỉ vậy, họ thậm chí còn kiểm soát được bản thân và của mình, điều khiển được các nhân vật, câu chuyện xuất hiện trong giấc mơ.
Giấc mơ Lucid đại diện cho trạng thái não giữa giấc ngủ REM và tỉnh táo. Các nhà khoa học cho biết khi xuất hiện giấc mơ tỉnh táo cũng là lúc bộ máy cơ thể của bạn khởi động những vùng não bị ức chế khi ngủ.
Việc tỉnh táo và kiểm soát được giấc mơ nghe như một giải pháp hay để chúng ta áp chế những cơn ác mộng tuy nhiên các chuyên gia về giấc mơ cho rằng để giấc mơ diễn ra theo quy luật tự nhiên mới là điều tốt cho cơ thể.
6. Giấc mơ có thể dự đoán được tương lai hay không?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe và xem qua những bộ phim giả tưởng về việc biết trước và thay đổi được tương lai thông qua giấc mơ. Nhưng nhiều chuyên gia nói rằng, khi bạn có một giấc mơ sau đó diễn ra trong đời thực, thì rất có thể đó là do sự trùng hợp ngẫu nhiên, bộ nhớ bị lỗi, một sự vô thức bị ràng buộc bởi những thông tin đã biết.
Tuy nhiên trên thực tế, giấc mơ hoàn toàn có thể thay đổi được tương lai bởi nó sẽ thôi thúc bạn hành động khác đi theo những gì đã xuất hiện.