Giải quyết bất đồng một cách hòa bình với bạn cùng lớp

Nguyễn Như Quỳnh
Xích mích, bất đồng là những điều không thể tránh khỏi, nhất là trong môi trường học đường. Trước tiên, tốt nhất bạn nên giữ thái độ bình tĩnh khi gặp những rắc rối.

Ngay cả những người bạn thân thiết, tâm đầu ý hợp cũng không ít lần khiến bạn muốn “bốc hỏa”. Những mâu thuẫn trong học tập, sinh hoạt không ngừng nảy sinh khi chúng ta hằng ngày tiếp xúc với nhau. Vậy, làm sao để giải quyết êm xuôi những vấn đề trên với bạn cùng lớp?

1. Bình tĩnh là yếu tố tiên quyết

Điều đầu tiên, các bạn nên hít thở thật sâu, cân nhắc kỹ các mặt của vấn đề. Bằng cách đó, bạn sẽ tập trung vào vấn đề cần phải giải quyết hơn là “hằm hè” với người đang đối đầu với mình. Từ đó, teen sẽ dễ kiểm soát những cảm xúc nguy hiểm như sự giận dữ và cơn thịnh nộ.

2. Nhìn nhận lại mâu thuẫn

Mỗi bạn cần xác định rõ, mâu thuẫn bất đồng của hai bạn là điều không thể tránh khỏi. Teen xác định rõ xem, mấu chốt vấn đề gây mâu thuẫn là gì, ai là người đúng, ai là người sai để giải quyết được mâu thuẫn nhanh chóng và đơn giản nhất.

Ví dụ, nếu bạn là một anh chàng thích làm chủ nhóm, thích được điều tiết công việc nhóm nhưng có ai đó phản đối, có ai đó bất đồng quan điểm này, đừng vội “nhảy dựng” lên nói thao thao bất tuyệt về mình, về những kinh nghiệm, uy tín, sự tín nhiệm mình đã có. Thay vào đó, hãy dừng lại vài ba phút xem xét lại vấn đề.

Teen hãy biết lắng nghe, khi ấy bạn sẽ hiểu lý do vì sao người bạn chung lớp lại không đồng ý với quan điểm của mình, đồng thời nhận ra rất nhiều điểm yếu và thiếu sót của bản thân. 

3. Thẳng thắn thừa nhận những thiếu sót

Những bất đồng xảy ra khi cả hai bên chưa có sự thẳng thắn nhìn nhận vấn đề. Nếu có mâu thuẫn xảy ra, hãy thừa nhận rằng, lỗi là ở hai bên trước đã. Như vậy, bạn sẽ tạo cho mình thói quen tự nhìn nhận lại bản thân, những thiếu sót của bản thân.

Cũng đừng ngại ngần mở lời xin lỗi, bởi một lời xin lỗi chân thành cho thấy thái độ hợp tác và sự cầu tiến của bạn trong mọi việc. Điều này cũng thể hiện bạn là người hiểu biết, đúng sai rõ ràng. Nếu sai, hãy cứ thẳng thắn thừa nhận, vì cách đối xử của bạn với mọi người xung quanh thế nào, phần lớn, bạn sẽ nhận được những điều tương tự.

Nếu như người bạn đó sai, hãy nhẹ nhàng phân tích những điểm "bất hợp lý" trong hòa bình, với một thái độ nhẹ nhàng.

4. Không "đào bới" lại những gì đã xảy ra

Thật khó chịu nếu như có một người bạn là người thù lâu nhớ dai, chấp nhặt những mâu thuẫn cũ, phải không nào. Bản thân bạn cần phải biết rộng lượng và quên đi những thứ không đáng để bụng nhé. Điều này có nghĩa là chuyện nào ra chuyện ấy, khi mọi việc giải quyết xong, hãy chắc chắn là bạn sẽ quên những mâu thuẫn đó. 

QQsan

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Giải quyết bất đồng một cách hòa bình với bạn cùng lớp tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Teen học quản lý tài chính cá nhân

Đối với thiếu niên, tương lai của thế giới, cách các teen quản lý tiền, sử dụng tiền và kiếm tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ hạnh phúc sau này, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của thế giới.

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.