Rau
Khoai tây: Tinh bột khoai tây sẽ biến thành đường ở nhiệt độ thấp. Đây là lý do vì sao khoai tay lạnh lại có vị ngọt. Ở nhiệt độ lạnh, nước bên trong khoai tây nở ra và tạo thành các tinh thể phá hủy cấu trúc các sợi. Điều này làm cho chúng mềm đi và không tốt để ăn.
Tỏi, hành tây, cà rốt và củ cải đường sẽ bị thối nếu không khí không được lưu thông và quá nhiều độ ẩm.
Cà chua giữ trong tủ lạnh sẽ mất hết hương vị và trở nên khô héo.
Cà tím là một loại rau khá “tâm trạng”. Chúng bị héo khi gặp nhiệt độ quá lạnh và mất tất cả các phẩm chất hữu ích khi nhiệt độ quá ấm.
Dưa chuột sẽ trở nên mềm và xốp hơn ở nhiệt độ thấp. Những người chuyên trồng dưa chuột cho biết rằng loại quả này rất thích sự ấm áp và việc cất giữ chúng cũng nên được áp dụng như thế.
Tóm lại, các loại rau nên được bảo quản ở những nơi khô ráo, có sự lưu thông không khí tốt và tránh xa ánh sáng mặt trời. Một chiếc hộp gỗ là nơi lưu trữ rau tuyệt vời. Khoai tây, cà chua và ớt tốt hơn hết nên được lưu giữ riêng vì chúng tạo ra khí ethylene làm tăng tốc độ chín của các loại trái cây và rau củ khác xung quanh. Đối với hành và tỏi, bạn có thể để trong túi lưới hoặc treo lên kệ bếp.
Trái cây
Chuối: Chuối là loại trái cây rất dễ chín. Vì vậy, nếu bạn mua chúng khi vẫn còn xanh thì đừng giữ trong tủ lạnh. Còn với chuối đã chín, bạn nên để ở ngoài vì nếu đặt trong tủ lạnh vỏ sẽ bị thâm đen.
Đào, kiwi, mơ, xoài, lựu, hồng: Nếu chúng vẫn còn cứng thì bạn không nên để tủ lạnh. Nhiệt độ thấp khiến tốc độ quả chín sẽ rất chậm đó!
Trái cây có múi: Không khí trong tủ lạnh có thể làm hỏng chúng bởi độ ẩm cao.
Chính vì thế, đối với trái cây, tốt hơn hết là bạn nên lưu trữ ở nhiệt độ phòng. Bạn có thể đặt chúng vào túi giấy. Trái cây chưa chín sẽ chín và những quả chín thì lại không bị hỏng. Điều quan trọng nhất là đảm bảo có sự lưu thông không khí tốt. Chuối, lê, mơ, kiwi, xoài, đào và mận sản xuất ethylene nên chúng cần được bảo quản riêng một chỗ.
Đồ ngọt
Socola: Đối với loại thực phẩm này, cái lạnh cũng tệ như như cái nóng. Ở nhiệt độ thấp hơn, socola được phủ một lớp bụi trắng gây ra bởi sự kết tinh của đường. Ngoài ra, chúng cũng rất dễ hấp thụ mùi. Vì vậy, có khả năng bạn sẽ ăn socola có vị... súp. Để lưu trữ đúng cách, bạn nên để nó ở một nơi tối mát mẻ để tránh tan chảy hoặc bị đắng.
Mật ong: Nhiệt độ thấp hơn làm mật ong dễ kết tinh và trở nên đặc cứng. Khi được bảo quản chính xác bằng việc để trong lọ thủy tinh, đậy kín, đặt ở nơi tối và nhiệt độ phòng mật ong có thể được lưu trữ gần như mãi mãi.
Mứt: Đã có một công thức tiêu chuẩn dành cho mứt đó là nó được lưu giữ trong bình tiệt trùng và có thể để bên ngoài tủ lạnh 2 năm. Lưu trữ mứt ở nhiệt độ thấp có thể kích thích sự phát triển của nấm mốc. Mỗi khi bạn mở cửa tủ lạnh, bình mứt dễ bị không khí lọt vào, tạo điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển.
Bơ đậu phộng: Điều duy nhất bạn nhận được khi lưu giữ chúng trong tủ lạnh đó là khó cho vào bánh mì.
Bánh mì
Nếu bạn dự định sẽ ăn bánh mì trong vòng vài ngày thì đừng bỏ nó vào tủ lạnh. Nhiệt độ thấp làm thay đổi cấu trúc của bánh, mất đi hương vị và độ ẩm cao có thể khiến nó bị bao phủ bởi nấm mốc khá nhanh.
Để bảo quản bánh mì tốt, bạn nên bọc chúng trong túi giấy và giữ ở nhiệt độ phòng. Còn các loại bánh nướng thì nên được đặt ở nơi thoáng mát.