Mẹo nhỏ giúp teen kiểm soát việc "lớn rồi vẫn... tè dầm"

Nguyễn Như Quỳnh
“Tè dầm” trong khi ngủ thường được mặc định chỉ xảy ra ở trẻ em nhưng thực tế, ngay cả những teen lớn rồi cũng có thể lâm vào tình thế này đấy các bạn ạ!

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì “tè dầm” cũng mang tính di truyền và được coi là “một căn bệnh” chứ không đơn thuần chỉ là hiện tượng bất chợt xảy ra.

Nếu ai có cả papa và mami mắc chứng “tè dầm” thì sẽ có 77% rủi ro mắc bệnh này. 

Nguyên nhân đầu tiên gây ra chứng bệnh “khó nói” này là do sức chứa của bàng quang nhỏ dẫn đến khả năng lưu giữ nước tiểu ở đây thấp hơn so với những người bình thường. Khi lượng nước nhiều quá khiến cơ bàng quang bị căng lên, dẫn đến tình trạng “tiểu mất kiểm soát”. 

Vì vậy, để giúp bạn có thể tự đi vệ sinh thành công vào ban đêm, hãy tham khảo những lời khuyên hữu ích sau đây nhé. 

1. Hạn chế nước uống 

Một mẹo khá hữu ích là hạn chế lượng nước uống trước khi đi ngủ.

Tốt hơn hết, pama nên giảm đến mức tối thiểu lượng nước từ hai đến ba tiếng trước giờ các bạn ý lên giường. Nhưng vẫn cần đảm bảo được cung cấp đủ nước trong ngày là được teen nha. 

2. Đặt giờ gọi dậy 

Pama nên khuyến khích teen thức dậy để đi vệ sinh, hoặc trước khi đi ngủ hoặc vào một số khoảng thời gian nhất định ban đêm.

Ví dụ, bạn có thể thiết lập giờ báo thức tầm 2-3 tiếng mỗi lần, sau đó mới kéo dài dần ra. 

3. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con 

Một mẹo nữa pama nên chú ý là phải đảm bảo teen có thể dễ dàng vào nhà vệ sinh vào ban đêm. Có thể tự đặt các câu hỏi như: “Con có thể vào nhà vệ sinh không?”, hay “Con có thể ra khỏi giường và đánh thức mami dậy kịp lúc chứ?”

Pama có thể đặt một cái bô trong phòng để teen dễ tiếp cận hơn hoặc có thể để đèn ngủ, giúp bạn ý không còn sợ đi vào phòng tắm lúc giữa đêm nữa. 

4. Bọc đệm chống thấm 

Pama nên đầu tư một tấm bọc đệm chống thấm nước, hoặc có thể mua một tấm thảm không thấm nước đặt ở giường ngủ của các bạn ý.

Những sản phẩm này thường được làm bằng vải không thấm nước, như vậy có thể được giặt sạch dễ dàng nếu teen chẳng may có tè dầm. 

5. Khích lệ và động viên 

Hãy tích cực giúp teen khắc phục chuyện "tè dầm", đừng chỉ trích hay mắng nhiếc.

Thay vào đó, pama nên khen ngợi nếu mỗi buổi sáng thức dậy người các bạn ý và nệm chăn đều khô ráo, đó là thành công từ nỗ lực của cả nhà chúng mình đó nha!

QQsan 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Mẹo nhỏ giúp teen kiểm soát việc "lớn rồi vẫn... tè dầm" tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Nhường nhịn bạn gái là ga-lăng

Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi con cứ bực bội với mẹ mãi… Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông, con trai lại phải nhường nhịn đàn bà, con gái?

Bí kíp để không sợ bác sĩ

Hôm qua con bị đau bụng. Thế mà con cứ cố chịu đau không dám kêu, cho đến khi mặt tái nhợt, bố phát hiện ra mới đưa con đi khám. Hóa ra, con sợ bác sĩ. Cả hai anh em con, cứ nhắc đến bác sĩ là sợ rúm cả người lại.

Không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ

Tối qua nhà có khách, mẹ để đĩa kẹo mời khách. Bố phát hiện ra, con gái của bố mời khách một cái thì ăn đến 4, 5 cái. Có lúc còn… cho liền mấy cái kẹo vào miệng nữa. Mẹ can ngăn không được.

"Ứng xử" với tiền lì xì dịp Tết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, ai chả háo hức khi được nhận những chiếc phong bao lì xì đỏ thắm cùng với những lời chúc tốt đẹp phải không nào? Thế nhưng bạn đã biết cách ứng xử sao cho đúng khi nhận lì xì và cách quản lý số tiền này chưa? Hãy bỏ túi ngay những “bí kíp” dưới đây nhé!