"Quy tắc quần lót" và "Luật bàn tay" để bài trừ lạm dụng trẻ em

Nguyễn Thị Đức
Chúng ta đã biết phải làm gì để phòng chống lạm dụng, quấy rối tình dục trẻ em? Hiệp hội Quốc gia Phòng chống bạo hành trẻ em (NSPCC) đã đưa ra "Quy tắc quần lót" và "Luật bàn tay" để giúp chúng ta gỡ rối vấn đề này.

"Quy tắc quần lót - PANT RULES"

Quy tắc quần lót được Hiệp hội Quốc gia Phòng chống bạo hành trẻ em (NSPCC, Anh quốc) đưa ra vào năm 2014 nhằm mục đích tuyên truyền cho mọi người  trên thế giới biết phải làm gì để phòng chống nạn lạm dụng tình dục trẻ em.

1. P - Private‬ (Riêng tư):

Bạn cần biết rằng không một ai được nhìn hay chạm vào vùng kín của mình, trừ bố mẹ hoặc những người được bố mẹ cho phép như bác sĩ, y tá. Bác sĩ cần phải mặc đồng phục và làm việc trong giờ khám chữa bệnh. Bạn phải được người lớn giải thích kỹ càng việc khám, chạm vào vùng kín để làm gì. Trước khi tiến hành, cần phải có sự đồng ý của bạn.

2. A – ‪Always‬ remember your body belongs to you (Luôn nhớ cơ thể bạn thuộc về bạn):

Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bạn, khiến bạn khó chịu. Nếu ai cố tình, bạn cần biết nói "không". Bạn không nên đi đâu với ai mà không được sự đồng ý của bố, mẹ. Hãy biết các phản xạ tự bảo vệ mình nếu ai đó tiếp tục khiến bạn thấy không thoải mái: hét lên cho người khác nghe thấy, cắn mạnh rồi tìm cách chạy tới nơi có đông người để nhờ giúp đỡ).

3. N – ‪‎No‬ means no (Không là không):

Hãy kiên quyết nói “không” với những động chạm cơ thể bạn không thích từ bất cứ ai, kể cả các thành viên trong gia đình. Bạn là một cô bé, cậu bé ngoan, biết vâng lời không có nghĩa là phải đồng ý với mọi đề nghị người lớn đưa ra. Khi bạn không thích, bạn thấy băn khoăn với lời đề nghị nào đó hãy nói không trước rồi về hỏi bố mẹ.

4. T – ‪‎Talk‬ (Nói về những điều bí mật khiến bạn buồn):

Bạn cần hiểu về sự khác biệt giữa những bí mật "tốt" và "xấu". Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình" của những kẻ lạm dụng thường khiến bạn cảm thấy lo lắng và sợ hãi, không dám kể cho ai khác nghe. Với những "bí mật xấu" khiến bạn không vui, không thoải mái, bạn cần nói ra với mẹ.

Đừng im lặng, bởi khi bạn càng im lặng thì những kẻ lạm dụng càng lấn tới và làm hại bạn nhiều hơn.

5. S – ‪‎Speak‬ up (Lên tiếng):

Khi nào bạn cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi thì hãy lên tiếng với những người bạn tin tưởng và yêu quí (khi không có bố mẹ con có thể nói với bà, chị gái hay cô giáo...) để chấm dứt cảm giác bất an trong lòng mình nhé.

Luật bàn tay - Bài học giới tính đầu tiên cho trẻ

 Hiệp hội Quốc gia Phòng chống bạo hành trẻ em chỉ ra rằng, bàn tay chúng ta có 5 ngón và cũng được chia thành 5 vòng tròn giao tiếp như sau:

1. Ôm hôn: bạn sẽ dùng với người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột.

2. Nắm tay: với bạn bè, thầy cô, họ hàng.

3. Bắt tay: khi gặp người quen.

4. Vẫy tay: nếu đó là người lạ.

5. Xua tay không tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy: nếu những người xa lạ mà con cảm thấy bất an, tiến lại gần và có cử chỉ thân mật.

Nguồn: FB Nguyễn Diệp Chi

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết "Quy tắc quần lót" và "Luật bàn tay" để bài trừ lạm dụng trẻ em tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Nhường nhịn bạn gái là ga-lăng

Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi con cứ bực bội với mẹ mãi… Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông, con trai lại phải nhường nhịn đàn bà, con gái?

Bí kíp để không sợ bác sĩ

Hôm qua con bị đau bụng. Thế mà con cứ cố chịu đau không dám kêu, cho đến khi mặt tái nhợt, bố phát hiện ra mới đưa con đi khám. Hóa ra, con sợ bác sĩ. Cả hai anh em con, cứ nhắc đến bác sĩ là sợ rúm cả người lại.

Không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ

Tối qua nhà có khách, mẹ để đĩa kẹo mời khách. Bố phát hiện ra, con gái của bố mời khách một cái thì ăn đến 4, 5 cái. Có lúc còn… cho liền mấy cái kẹo vào miệng nữa. Mẹ can ngăn không được.

"Ứng xử" với tiền lì xì dịp Tết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, ai chả háo hức khi được nhận những chiếc phong bao lì xì đỏ thắm cùng với những lời chúc tốt đẹp phải không nào? Thế nhưng bạn đã biết cách ứng xử sao cho đúng khi nhận lì xì và cách quản lý số tiền này chưa? Hãy bỏ túi ngay những “bí kíp” dưới đây nhé!