Tại sao "cậu nhỏ" không có xương nhưng lại bị "gãy"?

Nguyễn Thị Đức
Có bạn nam nào từng thắc mắc một điều rằng "tại sao "cậu nhỏ" của chúng mình không có xương nhưng lại thường hay bị gãy khi gặp phải tai nạn" không nhỉ?

Hỏi:

Chuyên gia Tít Mít ơi, tại sao "cậu nhỏ" của con trai tụi tớ không hề có xương mà lại có nhiều người bị "gãy" bảo bối nhạy cảm này đến vậy? Từ bị gãy này tớ phải hiểu thế nào cho đúng? Bị "gãy cậu nhỏ" có nguy hiểm lắm không? Tít Mít hãy giải đáp giúp tớ nhé.

Minh Tuấn (14 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai)

"Gãy cậu nhỏ" là một hiện tượng thường gặp phải ở con trai và thường gây đau đớn.

Trả lời:

Chào Minh Tuấn, câu hỏi của bạn có lẽ là một câu hỏi thầm kín mà mọi bạn nam đều băn khoăn nhưng ít khi dám thổ lộ cùng ai. Thực tế thì "gãy cậu nhỏ" là một trong những tai nạn thường gặp nhất ở nam giới nhưng kiến thức về "sự cố" này không phải ai cũng biết.

Trước tiên tụi mình cần biết rằng ở điều kiện sinh lý bình thường, "cậu nhỏ" hoàn toàn không có xương mà có hình dạng thể hang và thể xốp. Thể hang ở hai bên và mặt trước; thể xốp ở giữa và mặt sau. Thể hang chạy từ góc xương mu ở hai điểm khác nhau rồi chập lại để sinh ra thân "cậu nhỏ"; thể xốp bao quanh niệu đạo.

Về chức năng sinh lý, "cậu nhỏ" có khả năng "phất cờ" nhờ có các cấu trúc đặc biệt của mình, khi "phất cờ" thì vỏ bọc sợi đàn hồi có tên khoa học là Tunica Albuginea, bao bọc xung quanh. Có ba thể cương, các thể này được bó chặt vào nhau rất chắc để duy trì hình dạng cố định của "cậu nhỏ" và giúp bám trụ vào xương mu.

"Gãy cậu nhỏ" ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh lý nam nên cần được khám chữa kịp thời.

Trong lúc đang "phất cờ" nếu bị tăng áp lực đột ngột (do cơ thể bị kích thích hoặc do ngoại lực tác động) sẽ bị y rách lớp vỏ bọc sợi đàn hồi Tunica Albuginea. Hiện tượng này được các bác sỹ nam khoa gọi là gãy "cậu nhỏ", thực chất đây là một bệnh lý, chứ không phải tổn thương xương như thông thường.

Tuấn thân mến, triệu chứng bị gãy "cậu nhỏ" là khi bị gập bẻ bởi một lực mạnh, làm rách nên bệnh nhân thấy đau chói ở phần "gốc". Hậu quả là "cậu nhỏ" sẽ bị xìu xuống, bị bầm tím, bị sưng đau và khó khăn trong đi tiểu. Bị "gãy cậu nhỏ" dưới cái nhìn y học rất nguy hiểm cho chức năng sinh lý nam giới. Khi phát hiện "cậu nhỏ" có những biểu hiện trên thì bạn nên đi khám bác sỹ ngay để tránh hậu quả đáng tiếc về sau.

Thùy Linh

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tại sao "cậu nhỏ" không có xương nhưng lại bị "gãy"? tại chuyên mục Dinh Dưỡng của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Dinh Dưỡng khác

Có nên ăn chuối khi bụng đói?

Chuối là loại trái cây quen thuộc và được nhiều người ưa thích. Chuối có vị ngọt, dễ tiêu hóa, vậy có nên ăn chuối khi đói?

Những loại trái cây khô tốt cho trí não

Sức khỏe nhận thức rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, bao gồm trí nhớ, sự chú ý và kỹ năng giải quyết vấn đề. Kết hợp nhiều loại trái cây khô vào chế độ ăn uống hàng ngày là cách vừa giúp ngon miệng và hỗ trợ trí nhớ, chức năng nhận thức.