Với sự phát triển của kinh tế sẽ kéo theo sự thay đổi về công nghệ, văn hóa và cả ngành nghề làm việc. Theo các chuyên gia dự đoán trong 10 năm tới thế giới sẽ xuất hiện những ngành nghề mới. Cùng với đó, trí tuệ nhân tạo, robot và cả những phát minh mới sẽ đem tới những thay đổi lớn đối với thị trường lao động.
Để dự đoán được đâu là ngành nghề hot trong tương lai chúng ta buộc phải hiểu sâu sắc về thị trường lao động cũng như những tác động qua lại của các ngành nghề với nhau. Bài viết này sẽ giới thiệu 10 ngành nghề đang phát triển và hoàn toàn có tiềm năng trở thành những nghề đắt giá trong tương lai gần.
1. Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin được xem là nghề mũi nhọn có rất nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Ở Việt Nam, những khu công nghệ cao đã ra đời và gặt hái được khá nhiều thành công trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm. Mặt khác, với những cố gắng trong lĩnh vực công nghệ, Việt Nam cũng nằm trong danh sách những quốc gia đầu tiên triển khai 5G trên toàn thế giới.
Với những dấu hiệu đáng mừng kể trên, chúng ta có quyền tin tưởng vào tiềm năng phát triển của ngành CNTT tại Việt Nam và cả nhu cầu từ thị trường lao động tại nước ngoài. Theo báo Tuổi trẻ thông tin, ngành CNTT cần khoảng 80.000 người/năm. Tuy vậy, chỉ có khoảng 32.000 sinh viên ra trường mỗi năm và chỉ có 15% trong số đó đáp ứng được nhu cầu công việc. Với tất cả lí do đó, CNTT sẽ trở thành ngành nghề “khát” nhân lực trong tương lai.
2. Ngành quản trị kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh hiện là một trong những ngành hot và cực kì năng động. Khi số doanh nghiệp ngày càng tăng lên đồng nghĩa với nhu cầu về nhân lực quản trị cũng không ngừng tăng theo. Mặt khác, ngành này được đánh giá là ngành có thu nhập “khủng” và có rất nhiều cơ hội để làm việc trong các ngành khác.
Nếu bạn học quản trị kinh doanh bạn có thể làm việc trong rất nhiều ngành như tài chính, nhân sự, marketing và cả quản trị văn phòng.
3. Các ngành ngôn ngữ
Hiện tại đất nước đang bước vào quá trình toàn cầu hóa, điều này khiến các ngành ngôn ngữ ngày càng có một vị thế quan trọng, đặc biệt là ngôn ngữ anh. Tuy nhiên hiện nay các sinh viên học ngành ngôn ngữ cũng gặp khá nhiều bất lợi khi có nhiều người học trái ngành vẫn có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ.
4. Digital Marketing
Digital Marketing được dự đoán sẽ là ngành dẫn đầu xu hướng bởi internet đã mở ra cho ngành Markting một cách thức tiếp thị mới – Marketing “số”. Hiện nay không có doanh nghiệp nào có thể phát triển được nếu không có chiến lược digital Marketing phù hợp và đúng đắn. Điều này đồng nghĩa với việc các nhân sự làm trong ngành Marketing luôn được săn đón.
5. Ngành công nghệ thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm cũng là ngành được dự đoán sẽ là nghề đắt giá trong tương lai gần. Đây cũng chính là ngành có phạm vi ứng dụng đa dạng và có tính ứng dụng cực kì cao trong đời sống thực tiễn. Cùng với đó, nhu cầu về thực phẩm sạch hiện nay đang được cả xã hội săn đón. Điều này đồng nghĩa với việc ngành công nghệ thực phẩm có rất nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai.
6. Ngành Tâm lí học
Xã hội càng phát triển thì con người càng có nhiều áp lực. Áp lực từ công việc, từ gia đình và từ các mối quan hệ khiến con người dễ rơi vào trạng thái stress. Do đó, ngành tư vấn tâm lí đang trở thành một trong những nghề hot nhất Việt Nam. Theo thống kê, chỉ tính riêng TP. Hồ Chí Minh mỗi năm thiếu khoảng 1000 nhân lực cho ngành này.
Mặt khác, các sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành tâm lí cũng có thể làm các nghề tay trái như giảng viên, chuyên viên tư vấn tâm lí, nghiên cứu khoa học với mức lương và chế độ đãi ngộ đáng mơ ước.
7. Chuyên gia cơ khí
Hiện nay các ngành kĩ thuật đang càng góp mặt sâu hơn vào quá trình thiết kế và thử nghiệm các công nghệ mới như thiết bị tự động hóa hay Robot cao cấp. Vì lẽ ấy mà cơ hội việc làm cho các kĩ sư cơ kí hay các kĩ thuật viên đang không ngừng tăng lên. Theo dự đoán, từ năm 2018 đến năm 2028 sẽ cần khoảng 229 nghìn vị trí công việc cho các kĩ sư lĩnh vực này.
8. Chuyên gia kĩ thuật điện tử
Cũng giống như ngành cơ khí, lĩnh vực kĩ thuật điện tử có nhiệm vụ thử nghiệm và đánh giá những công nghệ mới. Khi các mạch điện tử càng trở nên tinh vi hơn thì cần có những chuyên gia có thể giám sát và đánh giá. Sự phát triển không ngừng của công nghệ đã và đang khiến cho nhu cầu tuyển dụng kỹ sư kỹ thuật điện tử tăng mạnh. Theo dự đoán nhu cầu này sẽ còn tiếp tục tăng ổn định trong những năm sắp tới.
9. Ngành giáo dục
Nghe có vẻ vô lí khi hiện tại Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thừa giáo viên, sinh viên ra trường phải làm trái ngành hoặc thất nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên, giáo viên dạy học và đào tạo trực tuyến lại đang ngày càng phát triển và nhu cầu cũng ngày một tăng cao.
Mặt khác, ngành giáo dục là ngành đào tạo con người nên sẽ không bao giờ bị thất thế. Với sự chuyển mình trong phương thức giảng dạy thì ngành này vẫn là ngành thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên có trình độ chuyên môn cao và biết ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học.
10. Ngành du lịch, khách sạn
Hiện tại Việt Nam đã lọt vào Top 10 quốc gia được yêu thích nhất và có doanh thu du lịch ngày càng tăng. Đây cũng chính là một tín hiệu đáng mừng và mở ra cho sinh viên ngành du lịch, khách sạn rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Theo các báo cáo, trung bình mỗi năm nước ta cần khoảng hơn 20 nghìn nhân lực cho ngành này với yêu cầu về trình độ ngoại ngữ cùng khả năng giao tiếp. Tuy nhiên thực tế nhân lực của ngành này còn khá yếu kém nên Việt Nam vẫn thường xuyên phải đi thuê quản trị từ nước ngoài.