Xem Mukbang có giúp ta ngon miệng hơn

TNTP Chủ Nhật
Bạn có thường vừa xem clip Mukbang hoặc review thức ăn khi đang ăn cơm không? Khi vừa ăn vừa xem người khác ăn, việc ăn có thể sẽ thú vị hơn đấy!

Càng xem, càng ăn ngon

Mukbang là thuật ngữ Hàn Quốc được tạo thành từ hai từ “muk” (먹) có nghĩa là “ăn” và “bang” (방) có nghĩa là “phòng” hoặc “phát sóng”. Mukbang là một trào lưu trên internet mà người tham gia sẽ ăn uống lượng lớn thức ăn trước camera và phát sóng trực tiếp nội dung này qua các nền tảng online.

Mukbang là những video có nội dung về một người ăn một lượng lớn thức ăn, và thường trong thời gian ngắn. Không những vậy, đôi khi video còn sử dụng ASMR (Autonomous Sensory Meridian Response – dịch là Phản ứng kích thích cảm giác tự động) để kích thích các giác quan của người xem. Những hình ảnh và âm thanh này tác động đến các giác quan như mắt và tai, khiến bạn trở nên thèm ăn hơn hoặc muốn ăn những món ăn tương tự.

Mukbang xuất hiện lần đầu tại Hàn Quốc vào năm 2010 và đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng lan rộng toàn cầu. Người sáng tạo nội dung Mukbang tại các quốc gia khác đã bắt đầu tung ra các video tương tự. Họ sử dụng các món ăn đặc trưng địa phương và tham gia tương tác trực tiếp với khán giả thông qua cách ăn uống hoặc chuyện trò qua màn ảnh điện thoại.

Khi vừa ăn cơm vừa xem video Mukbang, bạn sẽ có cảm giác ngon miệng và thèm ăn hơn bởi sự hấp dẫn của một lượng lớn thức ăn được trình bày đẹp mắt và hành động ăn uống ngon lành của các youtuber hay reviewer. Điều này giúp cho việc ăn cơm thường ngày trở nên bớt nhàm chán.

Tạo cảm giác có người cùng ăn

Trong nhịp sống bận rộn hiện nay, việc ăn cơm cùng nhau đôi khi rất khó sắp xếp. Xem video mukbang cũng là một cách để tạm thời giải quyết tình huống này. Khi vừa ăn vừa xem clip, bạn sẽ có cảm giác như đang ăn cơm cùng ai đó. Việc này tạo cảm giác gần gũi và thân tình, khiến bữa cơm trở nên ấm áp hơn.

Trong một số video, các youtuber không chỉ ăn mà còn trò chuyện cùng người xem khiến họ có cảm giác như đang vừa ăn vừa trò chuyện với một người bạn. Việc ăn uống cũng trở nên vui vẻ và bớt cô đơn hơn.

Tìm hiểu thêm về ẩm thực, văn hóa

Trong một số video Mukbang, các youtuber không chỉ đánh giá hương vị món ăn mà còn giới thiệu cách chế biến, ý nghĩa văn hóa hoặc nguồn gốc của món ăn đó. Bạn có thể ngồi trên bàn ăn ở nhà và đi du lịch ẩm thực qua màn ảnh nhỏ từ Bắc vào Nam, sang Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản lẫn châu Mỹ, châu Úc.

Tuy nhiên, có nghiên cứu cho rằng, những người xem Mukbang quá 4 tiếng một ngày có khả năng “nghiện” xem video dạng này và có cảm giác cô đơn cao hơn. Các nhà khoa học cho rằng đây là cách ứng phó của những người cô đơn và mong muốn có người ăn cùng.

Để việc vừa ăn vừa xem Mukbang thêm thú vị, thỉnh thoảng bạn có thể rủ rê bạn bè hoặc anh chị em tham gia cùng. Vừa xem, vừa ăn vừa bàn luận hẳn sẽ thú vị hơn rất nhiều phải không nào?

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Chủ Nhật, số 56 năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé! Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Chủ Nhật. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Xem Mukbang có giúp ta ngon miệng hơn tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...

Tới Phú Thọ nhớ ăn bún cọ

Phú Thọ là vùng đất của “rừng cọ, đồi chè”. Đời sống của người dân nơi đây gắn bó với cây cọ bao đời nay. Lá cọ được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành; thân cọ làm ván sàn, cột nhà; còn quả cọ là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn. Để tớ kể các bạn nghe...