Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị cho là "đạo nhái" món ăn Campuchia

Thạch Lam
Fan Campuchia cho rằng loại bánh trên trang phục dân tộc của Á hậu Kim Duyên thực ra là món ăn truyền thống của nước họ. Vậy món bánh này có gì khác món bánh tét thường, nó có thực sự "đạo nhái" không?

Sau bao ngày mong mỏi, chờ đợi thì mới đây, Á hậu Kim Duyên đã tiết lộ mẫu thiết kế trang phục dân tộc mà cô sẽ mang đi dự thi tại Miss Universe 2021 khiến người hâm mộ cảm thấy rất thích thú. Bộ trang phục này được đặt tên là "Ai Tét Hônggg?".

Là một người con của Cần Thơ, Kim Duyên đã lựa chọn mang đặc sản quê mình đến với đấu trường Miss Universe 2021. Trang phục dân tộc được lấy cảm hứng từ món bánh tét lá cẩm. Tương tự như bánh chưng ngoài Bắc hay bánh tét trong Nam, bánh tét lá cẩm thường được thấy trong mâm cơm của người miền Tây mỗi dịp Tết đến.

Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị cho là
Bộ trang phục dân tộc của Á hậu Kim Duyên được đặt tên là "Ai Tét Hônggg?".

Thế nhưng, bản vẽ sau khi được công bố, một số cư dân mạng Campuchia đã cho rằng bộ trang phục của Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 "đạo nhái" món bánh nếp Num ansom - món bánh truyền thống của đất nước chùa tháp.

Cư dân mạng Việt Nam sau đó đã đưa ra lời giải thích về nguồn gốc món bánh này nhưng các fan Campuchia vẫn không chịu nghe. Họ một mực khẳng định đây chính là món bánh Num ansom. Bên cạnh đó, một số bộ phận người Việt cũng bày tỏ mình chưa từng biết tới món bánh tét này của người miền Tây.

Theo những người dân Cần Thơ chia sẻ, bánh tét lá cẩm từ trước đến nay vốn là loại bánh nổi tiếng của nhà họ Huỳnh. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, món bánh này do bà Sáu Trọng (tên thật Huỳnh Thị Trọng) sáng tạo ra. Từ đó đến nay, nó đã trở thành món bánh truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm của người miền Tây mỗi dịp Tết đến.

Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị cho là
Bà Huỳnh Thị Trọng là người đã làm ra món bánh tét lá cẩm nổi tiếng này.

Điểm khác biệt lớn nhất mà mọi người có thể dễ dàng nhìn ra là bánh tét lá cẩm có màu sắc khác bánh tét thường. Nó có màu tím dền còn bánh tét thường có màu xanh chuối nhạt. Hồi đó, bà Trọng mới chỉ ở tuổi đôi mươi và đang kế nghiệp nghề làm bánh của gia đình. Trong một lần tình cờ ngâm nếp bằng nước lá cẩm thay vì màu lá xanh vốn có đã cho ra một món bánh tét rất đẹp và món bánh tét lá cẩm ra đời từ đó.

Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị cho là
Bánh tét lá cẩm có màu tím dền nổi bật khác so với bánh tét thông thường.

Một chiếc bánh của nhà bà Sáu Trọng đạt đủ chất lượng, đem bán đến tay khách hàng phải mất khoảng hơn 12h. Trong đó, ngâm gạo nếp mất 6h và luộc bánh khoảng 4 - 5h rồi vớt ra cho ráo.  Lá cẩm dùng để ngâm phải chọn những lá tươi nhất để lấy nước, không bị úa hay tối màu. Gạo nếp sau khi ngâm nước lá cẩm đem đi xào cùng nước cốt dừa, đường, muối.,... trong 1h nữa.

Nhân bánh tét lá cẩm cũng tương tự như bánh chưng, bánh tét thông thường. Các nguyên liệu gồm đậu xanh, trứng muối, thịt, tôm khô,... Đôi khi người dân ở đây chỉ sử dụng mỗi chuối làm nhân gói bánh. Bên ngoài bánh tét lá cẩm được cuốn bằng lá chuối rồi đem đi luộc.

Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị cho là
Đây là món bánh không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người dân miền Tây.

Món bánh tét lá cẩm với đa dạng loại nhân của gia đình bà Huỳnh Thị Trọng đến nay vẫn rất nổi tiếng. Có những năm cao điểm, mức doanh thu nhà bà mỗi mùa Tết sau khi trừ các chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng.

Nói về món bánh nếp Num ansom của Campuchia, trên thực tế nó có khá nhiều điểm tương đồng với món bánh tét nước ta. Đặc biệt, người Khmer rất ưa chuộng dùng món bánh này trong mỗi dịp tết.

Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị cho là
Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị cho là
Đây là món bánh nếp Num ansom của người dân Campuchia.

Vỏ bánh Num ansom cũng gói bằng lá chuối, gạo nếp cuộn bên trong có nhân chay là chuối, mít, đậu đỏ, dừa,... và thịt lợn cho nhân mặn. Tuy nhiên, món bánh này được gọi thành những đòn nhỏ chứ không tròn như bánh tét. Đặc biệt không nhuộm màu gạo và phần nhân cũng khác biệt.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bánh tét trên trang phục dân tộc của Kim Duyên bị cho là "đạo nhái" món ăn Campuchia tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Độc đáo hương vị Tết cung đình

Tết này, chúng mình hãy cùng nhau đến thăm cố đô Huế - nơi còn lưu giữ dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - để khám phá các loại bánh, mứt Tết đã xuất hiện trong ẩm thực cung đình xưa kia nhé!

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...